Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Đám cưới tại một ngôi chùa và hướng đến mở rộng cuộc lễ nhiều ý nghĩa
23/07/2011 20:12Minh Thạnh

Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này.
Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
Sư cô Tịnh Nguyện lúc đó là một cử nhân văn khoa đã cùng với nhiều vị Tăng ni tân học sớm thấy điều bất hợp lý đó.
Tại sao khi bị nguy khốn, nạn tai thì người ta mới đến chùa (xin lễ cầu an), hay có việc buồn, tang chế thì mới đến chùa làm tang lễ, cầu siêu cúng thất, còn những dịp lễ vui vẻ và quan trọng của đởi người như hôn lễ chẳng hạn thì nhà chùa lại không có vai trò gì? Tại sao những lời dạy của đức Phật về cuộc sống gia đình, truyền thống chúc phúc của nghi lễ Phật giáo lại không thể áp dụng cho hôn lễ? Tại sao thân bằng quyến thuộc, thiện hữu có thể tề tựu cùng nhau ở chùa để ăn giỗ, ăn cúng thất của người chết, mà không thể tề tựu ở chùa để ăn đám cưới?...
Những vấn đề đó đã làm nặng lòng những vị Tăng ni bước đầu vào đạo trên con đường chấn hưng Phật giáo. Và sư cô Tịnh Nguyện gần 50 năm trước đã quyết tâm góp phần vào cuộc cải cách này.
Là trụ trì của một tự viện mới xây còn chưa ổn định, nhưng điều đó đã không ngăn cản được Sư cô thúc đẩy việc tổ chức đám cưới ở chùa cho các Phật tử. Những vấn đề khó khăn trên được giải quyết bằng việc tổ chức đám cưới ở những ngôi chùa lớn thay vì ở ngôi chùa Phước Hải khi đó còn đơn sơ, và thỉnh các vị đại Tăng làm chủ lễ, còn Ni cô chỉ là người lo công tác “hậu cần”, khâu tổ chức.
Một Phật tử, vừa là đệ tử, vừa là bạn đồng học của Ni trưởng Tịnh Nguyện kể lại: “Đám cưới của tôi được Ni trưởng Tịnh Nguyện tổ chức tại chùa Xá Lợi năm 1964. Ni trưởng khi đó lo hết tất cả phần chuẩn bị, nghi lễ. Hai họ chỉ đến dự dưới sự hướng dẫn của Ni trưởng. Chủ lễ là hai vị Thượng tọa. Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, thành kính trong sự hiện diện đông đủ của bà con hai họ. Sau khi rước dâu, vị mặc áo Veston, vị mặc áo dài khăn đóng cùng nhau quỳ xuống lạy Phật với cô dâu chú rể, cùng nhau nghe Kinh Thiện Sinh, kinh Chúc phúc”.
Hôn lễ được tổ chức ở chùa đã đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình “đem đạo vào đời”. Đời ở đây là cuộc đời của đôi thanh niên vừa làm lễ thành hôn.
Bên cạnh ông bà, tổ tiên, quyết thuộc hai học, bạn hữu… Đức Phật và chư Tăng ni đã có mặt trong lễ cưới của họ, chứng minh ước nguyện thành gia thất của họ. Lễ cưới thêm phần giá trị tâm linh, thiêng liêng, còn không khí nhà chùa thêm phần sinh động.
Ngày xưa, nam nữ yêu nhau thì “thệ hải minh sơn”, hay “Vầng trăng vằng vặc giữa trời, đinh ninh hai miệng một lời song song” (Truyện Kiều). Thì ngày nay, hai bên nam nữ thành gia thất, nghe đọc lại lời Phật dạy, thề nguyện sống với nhau trọn đời trước mặt Đức Phật và chư tăng ni, là kế thừa truyền thống thệ nguyện thiêng liêng của dân tộc từ ngàn xưa để lại.
Nó xuất phát từ tâm nguyện của mỗi người trên bước đường thành gia thất. Chỉ có điều ngày xưa ông bà ta thề trước biển, trước núi, dưới trăng sáng, dưới trời cao, thì nay đôi uyên ương thề nguyện giữa chính điện.
Nó hoàn toàn khác và không phải bắt chước quan điểm “Sự gì mà Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không thể phân chia”. Ở đây, Đức Phật không là người kết hợp, Ngài chỉ là tượng trưng cho sự “công chứng” trên tinh thần dân chủ, tự nguyện, tiến bộ.
Việc “kết hợp” là do ở đôi bên nam nữ tự định đoạt, tự xác quyết ý nguyện và cam kết trước sự chứng minh của Đức Phật và chư vị Tăng ni. Yếu tố thiêng liêng trong lễ cưới ở chùa là thụ động (vì chỉ là sự chứng giám chúc tụng), nhưng nó nâng cao vai trò chủ động của con người, chứ không phải vâng theo sự kết hợp của đấng thần linh hay thượng đế nào con người buộc phải chấp nhận.
Vị Phật tử đó kể tiếp: “20 năm sau, lễ cưới cho trưởng nữ của gia đình lại được Ni trưởng Tịnh Nguyện lại đứng ra tổ chức tại chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng Thích Quảng Thạc”.



Lễ Hằng Thuận tại chùa Lý Quốc Sư - Hà Nội
Dù đã là một Ni trưởng trụ trì, Ni trưởng vẫn khiêm cung, không tự mình làm chủ lễ thành hôn, mà cung thỉnh một vị hòa thượng. Ni trưởng cũng làm như thế với không biết bao nhiêu lễ thành hôn khác. Có điều trong những buổi lễ thành hôn đầu tiên, hai họ chỉ đến làm lễ không dùng cơm trưa thân mật tại chùa, thì đến những lễ cưới, sau nhà chùa là nơi hai họ dùng bữa cơm chay thanh tịnh sau khi hoàn mãn. Buổi tiệc trưa chay bên cạnh tiệc chính vào buổi chiều làm cho tình đạo càng gắn bó những người Phật tử với nhau hơn.


Đến năm 2006, lễ cưới của thứ nam gia đình nói trên được tổ chức tại chùa Phước Hải – nay đã xây dựng uy nghi. Buổi lễ được tổ chức dưới sự hướng dẫn của thầy Thích Lệ Trang – vị Thượng tọa nổi tiếng về nghi lễ.
Số đám cưới được tổ chức ở chùa theo thời gian đông dần. Lễ cưới tại chùa lần này, theo nhận xét của các bạn trẻ tham dự là một nét độc đáo trong lễ cưới hiện đại tại Việt Nam.
Nếu vẫn chỉ có đưa dâu đón dâu, làm lễ gia tiên rồi tối dự tiệc thiết đãi ở nhà hàng, thì đám cưới sẽ đơn điệu như bao nhiêu đám cưới khác. Ở đây, những người dự lễ cùng nhau đến chùa, lạy Phật, nghe kinh rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn chay thanh tịnh tiết mục của lễ cưới được bổ sung, giá trị văn hóa trong đám cưới được nâng cao.
Mọi người đều cảm thấy một tương lại bình an và xán lạn cho gia đình mới dưới sự gia hộ của chư Phật và sự chú nguyện của Tăng ni.

Lễ cưới tổ chức ở chùa được gọi bằng cái tên rất hay là “Lễ Hằng thuận”. Hai từ này gợi cho ta nhớ đến 10 nguyện của đức Phổ Hiền trong nguyện “Tùy thuận chúng sinh”, nói lên tâm nguyện đem đạo vào đời. Đồng thời nó cũng làm ta liên tưởng đến đạo đức truyền thống của dân tộc: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Lễ cưới ở chùa theo hoài bão của Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải là sự kết hợp các giá trị truyền thống dân tộc với các giá trị đạo đức Phật giáo. Đây không phải là vấn đề hướng ngoại mà là khám phá tại chính mình, tìm về với nguồi cội tâm linh.
Đoàn xe hoa chạy vào cổng chùa cũng có thể coi là biểu tượng “đem đời vào đạo”, nhưng “đời” ở đây mang giá trị tích cực, nhưng nào đâu có phải đem, vì “đời” thực ra đã có mặt ở trong đạo lâu rồi, ngay trong lời kinh Thiện Sinh mà đức Phật đã dạy.






(sưu tầm) 
Khỏe Đẹp Bằng Ẩm Thực Chay
2010-12-22 01:27:32  
Nhìn những món ăn chay được trình bày một cách đẹp đẽ và ngon mắt, chúng ta khó có thể cưỡng lại được. Hiện nay, ăn chay đang dần trở thành xu hướng cho những ai muốn có cuộc sống khỏe mạnh về thể chất và thoải mái về tinh thần.
Nguyên liệu để chế biến món ăn chay là thực vật nên giá rẻ. Các bạn có thể tự chế biến món ăn chay đơn giản như đậu hũ chiên, súp rau quả, các món rau xào thập cẩm, các món chế biến từ nấm…tại nhà, vừa tiết kiệm, vừa an toàn vệ sinh thực phẩm. Món chay có rất nhiều cách chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ không thua gì món mặn.
Nếu bạn có quan niệm ăn chay sẽ thiếu chất và suy dinh dưỡng, thì bạn có thể bỏ ngay quan niệm đó. Bởi vì, có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay cung cấp cho con người đủ các dinh dưỡng cơ bản nhất, bao gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cũng như các muối khoáng. Nếu một người ăn chay mà ăn uống đầy đủ và quân bình vẫn phát triển thậm chí có thể sống lâu hơn. Thực tế đã cho thấy, người Eskimo hoàn toàn ăn thịt thì tuổi thọ trung bình của họ chỉ 36, còn người Kogi (bộ tộc ở Peru, Nam Mỹ) ăn chay trường thì tuổi thọ của họ lên tới 100.
Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ dinh dưỡng chay sẽ giúp cho việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp. Vì vậy, việc ăn chay được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích để phòng chống các bệnh mạn tính. Mặt khác, trong đồ ăn chay có ít cholesterol, ít axit béo, nhiều vitamin, có tác dụng chống ôxy hóa nên các món chay rất thích hợp cho bạn nào muốn có vóc dáng thon gọn.
Ở phương Tây đang xuất hiện “làn sóng ăn chay mới” không liên quan gì tới những người ăn chay truyền thống. Những người ăn chay mới chỉ có mục tiêu duy nhất: giữ sức khỏe và giữ vóc dáng nên họ thích ăn hoa quả và ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, không chứa dầu mỡ, các chất béo, chất gây lão hoá…. Thực tế cho thấy, sử dụng thực phẩm chay không chỉ giúp chúng ta có thân hình cân đối mà còn giúp chúng ta làm đẹp, ăn bưởi giúp giảm cân, ăn lạc vừng giúp giảm lượng mỡ trong máu, uống hà thủ ô cho mượt tóc….
Hiện nay, những siêu sao nổi tiếng trên khắp hành tinh đều có xu hướng chuyển sang ăn chay nhẹ. Họ ăn chay dựa trên cơ sở khoa học nhằm bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vóc dáng và vẻ đẹp của mình. Theo thống kê thực tế thì ngày càng có nhiều người có xu hướng lựa chọn lối dinh dưỡng chay và ăn chay trường như: Pythagore, Leonard Davinci, Leon Tolstoi Mohanda Gandlai, Albert Einstein.
Lựa chọn thực phẩm chay không chỉ thể hiện sự hiểu biết của bạn về thực phẩm mà còn thể hiện cách sống và con người của bạn. Có vô vàn lý do khiến chúng ta ăn chay: do quan niệm sống, do làm đẹp, phòng chống hoặc chữa bệnh tật, bảo vệ môi trường… Dù xuất phát từ lý do nào thì chúng ta cũng đang làm một việc giàu ý nghĩa và đậm chất nhân văn.

Amthuc.com.vn
Theo Suckhoedoisong.vn

 



Câu chuyện của Morris Goodman là một bằng chứng hùng hồn về những điều kì diệu mà niềm tin và thái độ tích cực có thể mang đến cho bạn.
Morris Goodman là người đã làm nên những bất ngờ thú vị. Thế giới vẫn thường gọi ông là “Người Đàn Ông Kì Diệu”. Ông có một người vợ rất xinh đẹp tên Cathy và một chú chó phi thường có tên là Bandit, hiểu theo một cách nào đó thì phi thường ở đây là chú chó này… thích hát
Vậy câu chuyện về người đàn ông kì diệu này là gì? Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 3 năm 1981.Vào một ngày nọ, Morris lái chiếc máy bay mới của mình trong một chuyến bay thử nghiệm. Chuyến bay đó đã trở thành thảm kịch khi bộ phận hạ cánh không hoạt động.
“Điều cuối cùng tôi nhớ là mặt đất chao đảo. Tôi đã nói với chính mình rằng tôi biết chuyện gì sắp xảy ra… Tôi không thể nói cho bạn biết những đau đớn mà tôi đã trải qua. Không một từ ngữ có thể dùng để miêu tả việc đó.”
Sau khi được cứu thoát khỏi đống tàn dư của vụ tai nạn máy bay, Morris được đưa vào bệnh viện. Sau nhiều giờ cấp cứu, tất cả những việc ông ấy còn có thể làm lúc đó là nằm và… chớp mắt.
“Nếu bạn chưa từng ở vào vị trí của tôi, bạn sẽ không thể biết được cảm giác chỉ có thể nhìn trần nhà và tất cả những gì bạn làm được là chớp mắt, đó thật sự là một việc khó khăn.”
Chấn thương của ông thật sự kinh khủng. Ông bị gãy hai đốt sống cổ. “Cơ hoành của tôi đã chẳng còn hoạt động, và tôi không thể thở. Thực quản cũng thế, và tôi chẳng thể nào ăn hay uống.” Ông cũng không thể nói vì thanh quản bị nát. Bác sĩ bảo rằng tất cả các cơ bắp trên người Morris đều đã bị hủy hoại sau vụ rơi máy bay. “Thận, bàng quang, ruột, và gan của tôi cũng chẳng thể hoạt động. Tai nạn ấy đã hủy hoại đi tất cả những gì tốt đẹp nhất trong cơ thể tôi. Tất cả những gì tôi làm được là chớp mắt, một lần để đồng ý và hai lần để biểu thị sự phản đối. Đó đã là cách mà tôi phải sống trong một thời gian dài, rất dài.”
Nhưng Morris Goodman đã quyết định chiến đấu và chiến đấu không ngừng bất chấp khó khăn hay nói đúng hơn là bất chấp những điều không thể. Ông phải dành lại quyền kiểm soát cơ thể mình từng bước một cho từng ngày trôi qua. Mục tiêu đầu tiên của ông là phải thở được bình thường mà không cần sự trợ giúp của máy móc.
Ông kể lại, “Tôi đã cố gắng hít vào một chút không khí với chiếc máy thở. Mỗi lần như thế, phổi của tôi lại trở nên đau kinh khủng. Thở được 100 lần, tôi nghỉ ngơi trong năm phút. Tôi luôn cố gắng vượt ra khỏi mức 100. Sau đó, tôi có thể thở 200 lần, 300 lần. Và một buổi tối, tôi cũng cố gắng thở như thế và phổi của tôi nở rộng hơn ba lần so với kích thước lúc bấy giờ.” Cuối cùng, khi các y tá tháo bỏ chiếc máy thở ra khỏi ông. Ông đã có thể thở hoàn toàn bình thường. Còn các bác sĩ y tá thì thật sự không thể nói nên lời.
Cuối cùng, Morris đã ra khỏi bệnh viện sau tám tháng chiến đấu không mệt mỏi với một ý chí kiên cường, nhưng ông vẫn phải mất nhiều năm sau đó để lấy lại hoàn toàn sự kiểm soát cơ thể. Sự bình phục của Morris thật đáng để khâm phục. Cho nên, chẳng có gì là lạ khi mọi người lại gọi ông là “Người Đàn Ông Kì Diệu”.
“Tôi có một câu chuyện: một trong hàng tỉ câu chuyện. Đó là câu chuyện có thể giúp ích cho rất nhiều. Không một ai từng trải qua một vụ rơi máy bay và toàn bộ cơ thể dường như bị phá hủy như tôi đã từng. Nhưng mọi người ai cũng có những nghịch cảnh hay thử thách để phải trả giá bằng cả cuộc sống của họ.”
“Tôi rất biết ơn gia đình và vợ của tôi. Tôi biết ơn cuộc sống vì tôi có thể đi vòng quanh thế giới và chia sẻ với mọi người câu chuyện của mình và giúp mọi người nhận thức rõ hơn về tiềm năng mà họ có và giúp họ có thể đứng lên thực hiện những điều mà họ thật sự mong muốn.”
Cho dù đã phải trải qua bao đau đớn gian khổ, Morris vẫn thật sự cảm kích vì tai nạn đã không cướp đi cuộc sống của ông mà chỉ làm ông trở nên mạnh mẽ hơn.
Và từ câu chuyện của Morris Goodman, chúng ta hiểu rằng mọi thành công đều bắt đầu từ việc tin vào chính mình, tin mình có thể biến những điều không thể thành có thể.

Thái độ sống tạo nên tất cả! Chỉ cần tin và có một thái độ tốt bạn có thể có mọi thứ bạn muốn. Hãy tin vào điều đó. Bạn có thể xem video về người đàn ông này tại trang thư viện của học viện làm giàu.
(sưu tầm)


Ông, Bà, Bố, mẹ, Chú bác, cô , dì, anh, chị, em, cháu , bạn học, đồng nghiệp, thầy giáo, học sinh.....
Họ là những người bạn tiếp xúc hàng ngày, họ là một phần trong cuộc sống của bạn.
Nhưng:
TẠI SAO BẠN LẠI CÁU GẮT VỚI HỌ?

Tại sao khi ai đó làm sai với ý bạn, hoặc bạn cảm thấy họ có cái gì đó làm cho bạn khó chịu bạn lại cáu gắt với họ?
Tại sao?
Có lẽ là vì bạn muốn mình trở nên quan trọng, được mọi người chú ý chăng? quan tâm chăng? à, vậy là bạn đang xin lòng thương hại của mọi người phải không?
Tôi khẳng định : dù trong hoàn cảnh nào, dù sự việc có tồi tệ tới đâu, dù ai đó có làm sai điều gì, hay ai đó làm bạn khó chịu hãy ngừng ngay thái độ cáu gắt chửi mắng mọi người.
Vì sao?
Vì thứ nhất: Người chịu thiệt nhất là bạn.
Thứ hai: Chẳng được ích gì
Thứ ba: bạn bị mọi người coi thường hoặc bạn làm tổn thương mọi người.
Có những người con chửi bố chửi mẹ, có những đứa em chửi anh chị, có những người cáu gắt với đồng nghiệp của mình vì một lý do gì đó
Vâng, chẳng giải quyết được gì, chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn mà thôi.
Khi nào định cáu gắt hãy hỏi cáu gắt thì được gì?
Đồng thời thay thái độ cáu gắt bằng cách im lặng hoặc đi đâu đó rồi lúc khác nói chuyện đó sau.
Tôi nhắc lại : KHông bao giờ được cáu gắt!
Nếu muốn ai đó tôn trọng, yêu , quý, giúp đỡ, quý mến, và cười với bạn mỗi khi gặp bạn thì hãy ngừng ngay cái thái độ cáu gắt với mọi người.
Richboy - www.hocvienlamgiau.com
 ( Sưu tầm)
Published on 06 April 2011

Description: http://www.hocvienlamgiau.com/lamgiau/images/Article_images/song%20lau.jpgCuộc sống có bao nhiêu điều để bạn quan tâm, lo lắng. Đôi khi còn tạo ra nhiều stress khiến bạn cảm thấy bất an buồn bực trong lòng. Hôm nay www.hocvienlamgiau.com sẽ chia sẻ với các bạn vài điều mà bản thân chúng tôi đã nhận ra trong cuộc sống của mình!Hãy cười tươi vào mỗi buổi sáng!Trước đây (bây giờ thỉnh thoảng cũng có) mỗi khi thức dậy tôi cảm thấy lo lắng bất an trong lòng, à và rồi thì mọi thứ dường như thuận theo cái điều bất an đó, tâm tư u ám, chân tay cảm thấy mệt mỏi, bộ mặt thì ủ rũ, tôi có cảm tưởng ngày hôm đó chẳng nên có thì hơn! cứ như là tôi đang bị ép phải sống cuộc sống của mình!
 (sưu tầm)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Description: Mặc định
 Bà Chúa Xứ Sư - Cô Như Thuỷ Kể
Thuở xưa có một anh chàng xấu xí kia, con nhà nghèo, thất học, phải sinh sống bằng nghề khuân vác mướn ngoài chợ. Người ta gọi anh là thằng Bu. Bu làm việc siêng năng giỏi dắn nên cuộc sống của anh không lấy gì làm chật vật cho lắm. Có điều anh rất buồn khi chung quanh chẳng có ai coi trọng nể vì anh hết. Cũng như hầu hết mọi người, anh thèm thuồng được quyền uy, lòng ái mộ khát ngưỡng của đồng loại. Mặt mũi anh đã không thuộc loại đẹp trai, anh lại không có một làn hơi thiên phú để ca vọng cổ hay tân nhạc, nên anh không thể tiến thân bằng con đường văn nghệ. Anh lại tứ cố vô thân không tiền của nên khó mà mua danh vọng chức tước, chữ nghĩa lại chẳng bằng ai.... Vậy thì phải làm cách nào cho thiên hạ ngán mình đây ? Suy nghĩ suốt một đêm chàng Bu nẩy ra một sáng kiến. Một hôm, sau vài ly ba xị đế, Bu đến ngồi trước miễu Bà Chúa Xứ. Bu đến trước cửa miếu, ngồi lắc lư ợ ngáp liên hồi.... Ban đầøu chỉ có bọn trẻ con tụ tập chung quanh anh. Sau đó là các bà vô công rỗi nghề, rồi dần dần có đến cả hội đồng bô lão của làng nữa. Người ta nhìn nhau thì thầm : "Bà về ! Bà về !". Vài mụ đàn bà góp ý : Khoảng nửa tháng nay đêm nào tôi cũng thấy có cục lửa to xẹt lên xuống ngang chòm cây nầy. Tui sinh nghi trong bụng mà không dám nói ra chớ. Mỗi người góp một ý, vàng hương hoa quả được mang đến và chàng Bu nghiễm nhiên thành cái xác của Bà Chúa Xứ. Từ đó, Bu không còn phải đi khuân thuê vác mướn nữa, người ta gọi anh bằng "Bà", bằng "Ngài", xúm xít cười vả lả, đón rước những lời nũng nịu, õng ẹo thốt ra từ đôi môi xám xịt của Bu. Anh mặc áo lụa quần sa ten trắng, đi hài cườm, thoa son phấn và đeo đồ trang sức. Một tháng sau, Bu đã có vô số người ái mộ. Những kẻ trước kia dòm Bu chỉ bằng nửa con mắt bây giờ lại kính cẩn lễ bái đón nhận từng mệnh lệnh của anh. Người ta đến xin bùa phép của anh để mua may bán đắt, để được sanh con trai, con gái, đánh đề, đánh bạc, đua ngựa, đá gà v.v....

Bởi vì chư Phật và Bồ Tát thường ít khi chịu khó chìu lòng những tham vọng ấy của chúng sanh, thánh thần thì bận thưởng thiện phạt ác, ma quỷ thì đòi ăn hối lộ. Duy có anh Bu không đòi hỏi gì cả, ngoài việc ước mong được thiên hạ chìu chuộng, tâng bốc vuốt ve lòng tự ái của mình. Ba tháng trôi qua, những cuộc lên đồng cầu đảo bất kể đêm ngày đã khiến Bu xuống sắc rõ rệt. Lớp son phấn dày cộm không che khuất đôi mắt dầy quầng đen. Càng đông người tín mộ, anh càng phải lên đồng thật xuất sắc.... Anh không còn đủ thì giờ để ăn uống ngủ nghỉ.... Những lúc mệt quá, anh cũng muốn nghỉ ngơi "thăng đồng" để trở lại đời sống bình thường của anh... nhưng những lúc ấy anh phải trở lại chấp nhận cái bản thân bình thường thấp kém của anh Bu khuân vác mướn, một điều mà anh muốn chối bỏ, anh phải chịu đựng những ánh mắt lạnh nhạt khinh bỉ của người chung quanh. Người ta sẽ gọi anh bằng "thằng", bằng "mầy". Vì thế, dù mệt mỏi anh vẫn phải đồng hóa mình với Bà Chúa Xứ.

Bạn thân mến:

Số phần của anh chàng Bu nầy sẽ ra sao? điều nầy tùy thuộc vào anh. Nếu Bu khám phá ra rằng chính mình là nạn nhân của trò chơi lên đồng ấy, rằng sau những lúc trà nghiêng rượu nhạt.... Anh cũng phải trở về đối mặt với con người thật của anh : một anh Bu tầm thường, vô danh tiểu tốt. Nếu anh nhận thấy rằng anh đang bày trò điên loạn và trong cảnh giới cuồng điên đó anh đã được sự tung hô tán tụng của những người điên khác. Và nhất là những danh vọng hão huyền đó cũng chẳng thú vị gì cho lắm. Tại sao anh không trở về với anh Bu khuân vác thường ngày. Dù không được sự nể vì kính trọng của bàng dân thiên hạ, nhưng ít ra anh cũng còn có cái thế giới tỉnh táo chân thật của con người tầm thường và bình thường. Mặt khác nếu anh không thể nào chấp nhận con người chân thật của mình, thì anh cứ tiếp tục bám vào cái vỏ của Bà Chúa Xứ bôi son trét phấn, hò hét ban phúc giáng họa cho được đông người ái mộ. Tín đồ càng đông thì "Bà" càng phải thiêng. Và nếu Bà Chúa Xứ không còn hợp thời trang nữa thì anh có thể đổi danh hiệu thành bà Ngũ Hành, Cửu Thiên Huyền Nữ, hay là Cô.... Cậu nào đó. Nước đời lắm nỗi, chúng ta chỉ có thể đoán chắc một điều là... giữa lớp danh vọng hư huyễn phù hoa đó, anh chàng Bu sẽ chết lần chết mòn. Thể xác mệt mỏi tinh thần điên đảo.... Nếu trò chơi cứ tiếp tục thì chung cuộc anh sẽ vào nhà thương dành cho bệnh tâm thần.

Bạn thân mến:

Câu chuyện trên đây tôi đã đau xót viết cho riêng mình, nói với bạn cũng có nghĩa là tôi độc thoại một mình. Vì tôi không tin tưởng rằng có một cuộc đối thoại thực sự cảm thông khi chúng ta mỗi người còn đang ngóng về một hướng, mãi miết đuổi bắt những lý tưởng tận đâu đâu.... Tôi chỉ muốn hỏi bạn đã có lúc nào bạn thấy mình giống hệt anh Bu trên đây không ? Riêng tôi, tôi còn nhớ rất rõ ràng thuở bé tôi rất là hồn nhiên, không nhớ mình là trai hay gái, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, giỏi hay dở gì hết. Tôi sống thoải mái và vô tư như một chú gà con thì bỗng nhiên, dần dần tôi nghe người chung quanh nhận xét rằng tôi không đẹp bằng chị tôi, không giàu bằng nhà hàng xóm, không giỏi bằng bạn bè chung quanh... và cũng dần dần từ đó, tôi bắt đầu cảm thấy thống khổ kịch liệt khi thấy sao mà mình tầm thường quá đỗi... Không có một sở trường gì để tự "lăng xê" mình, làm nổi bật mình lên trước bàng dân thiên hạ. Rất nhiều đêm tôi niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu mong sao cho mình được đẹp, được sang, được giỏi hơn thiên hạ. Mặt khác tôi cố gắng thức khuya dậy sớm bỏ ngủ quên ăn để học cho bằng bạn bè, những người hơn tôi cả tài lẫn sắc... để ít ra mình cũng chứng tỏ được cái khả năng của mình, rằng mình không phải là con số 0.

Bạn ạ:

Đó chỉ là một thí dụ, một phần rất nhỏ trong cuộc đời đa thù phức tạp của chúng ta. Điều khổ tâm nhất của chúng ta hằng ngày không phải là chuyện sanh, già, bệnh, chết, vì đó là một lý đương nhiên, không ai tránh khỏi, chúng ta thường khốn khổ, bứt rứt vì cái bản ngã của mình, sao mà mình nhỏ nhoi tầm thường quá, không có tí ti nào khả ái, khả kính dưới mắt ta và người chung quanh hết. Những lúc đốùi mặt với chính mình, ta phải cay đắng mà nhận chân rằng ta chỉ là một nhân vật quá mức tầm thường, một con số 0 to tướng. Thế là anh chàng Bu trong ta bắt đầu tham gia vào trò "lên đồng". Từ con số 0 tùy theo cơ hội, hoàn cảnh và nhu cầu của người ái mộ chung quanh mà chúng ta sẽ thành một cái gì đó.... Mỗi người đội một danh hiệu khác nhau nhưng cùng giống nhau ở một điểm là cố chối bỏ con người tầm thường chân thật của mình để sống dưới lớp áo của những nhân vật rất mực phù hoa và giả dối.... Và bạn ơi: Một điều kỳ thú là chỗ chúng ta lẩn trốn sợ hãi, lại chính là chỗ mà các thiền sư đại ngộ. Lục Tổ há chẳng xác định một cách hùng hồn rằng: "Bản lai vô nhất vật" đó sao? Dưới bất cứ lớp áo nào và nhãn hiệu nào, bạn và tôi điều phải công nhận rằng, trong những giây phút chiếu soi nhìn lại mình, ta thấy mình quả là "Vô nhất vật" nghĩa là "Ta không là gì cả, ta không phải là Bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành, Cô Cậu ... gì hết, không là gì hết..." nhưng ta vẫn thấy nghe hiểu biết rất rõ ràng, cái khả năng "kiến văn giác tri" ấy chúng ta điều bình đẳng như nhau. Đây chính là Lục Tổ nói: "Đâu ngờ tánh mình bản lai thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn tự đầøy đủ cả v. v... đó bạn". Khi anh chàng Bu không còn lên đồng nữa, không còn là ông kia bà nọ thì không phải là anh ta chết, anh ta chỉ mất - mất hết những cái gì giả dối không phải là mình thôi. Nếu bạn thấy rằng "bà đồng" của mình hãy còn thiêng lắm, và thà rằng em đội lốt, mang mặt nạ, chìu theo thị hiếu của bàng dân thiên hạ, để được thờ phụng tung hô... và được vô vàn quyền lợi phụ tùng khác, thì bạn cứ tiếp tục. Không có ai, sẽ không có ai dám lên án, chỉ trích hay cười cợt bạn đâu.... Vì lên án Bà Đồng cũng có nghĩa là lên án luôn đám quần chúng đang ái mộ, và ai mà dại gì đứng ra chọc giận thiên hạ nhiều như thế. Bạn có thể yên tâm mà tiếp tục.... Nhưng... nếu như có hôm nào, quá mệt mỏi với cái trò chơi xốc nổi ấy, mặt nhìn tận mặt, soi lại lòng mình giữa cảnh hoang tàn của trà ôi, rượu nhạt, hoa héo, hương phai, nhìn thấy người chung quanh cũng chán chường mệt mỏi không kém mình... thì, bạn hãy thử một lần, làm sống lại con người năm xưa của chính mình, của anh chàng Bu khuân vác thử xem. Điều này đòi hỏi nơi bạn rất nhiều can đảm và hy sinh, vì bạn sẽ mất hết uy danh, quyền lợi, mất hết những người ái mộ cung nghinh, bạn sẽ bị xem thường, khinh rẻ.... Bạn phải hy sinh hết vàng son, phấn sáp, danh lợi cùng uy quyền để đi may thuê cuốc mướn, phải đổ mồ hôi nước mắt mới có miếng ăn. Thế nhân thường đi tìm sự thực, nhưng sự thực lại quá ư phũ phàng không giống như ta hằng mơ tưởng... nên... thà rằng, cứ nhắm tít mắt lại để còn có một thế giới hoa mộng, huyền ảo, mê ly. Câu chuyện này xin dừng lại nơi đây, vì tôi bất chợt nhận ra rằng, dường như tôi đang lên một cơn đồng xuất sắc hơn, hợp thời trang hơn... bà đồng thường, đôi khi ta ngỡ rằng mình đã thức dậy, đi ra khỏi cơn mơ, nhưng sau đó thật lâu, ta mới vỡ lẽ ra rằng mình chỉ thay đổi tình tiết của giấc mơ mà thôi và điều mà ta thấy mình đang lên đồng thật xuất sắc là... khi có một hành động nào đó của ta được nhiều người vỗ tay tán tụng, khi mà từ cái Không, ta trở thành Có, và cái Có này, ngày càng bành trướng nẩy nở ra. Chính những tràng pháo tay đã báo hại chúng ta không ít, nó xui ta cứ tiếp tục... chiêm bao, để được khen hoài khen mãi, bạn có thấy như vậy không ? Hèn chi mà trong kinh Duy Ma Cật, Bồ Tát khuyên ta cứ làm đi, làm mọi việc để lợi mình và lợi người, nhưng phải làm sao để cả "Tam luân" đều không tịch, nghĩa là không thấy có mình, có người và có pháp nữa, chỉ đem thân huyễn làm việc huyễn (dĩ huyễn thân tác huyễn sự) mà thôi. Các Ngài khôn quá phải không ?

Ðối Thoại Trong Im Lặng


Tại một ngôi chùa kia, có hai sư huynh đệ trụ trì. Người anh thì thông minh uyên bác, nhưng người em thì đã dốt đặc cán mai, lại chỉ còn có một con mắt. Một hôm, có một nhà sư đi ngang qua chùa và xin cho ở đậu. Tục lệ thời bấy giờ là muốn được đón nhận vào chùa, người khách phải toàn thắng người chủ trong một cuộc so tài về giáo lý. Nhà sư khách xin được so tài về giáo lý. Người anh mệt mỏi vì học kinh điển suốt ngày, nên nhờ người em ra thay mặt mình. Ông quá biết rõ sự ngu dốt của em mình, nên dặn dò rất kỹ lưỡng: - "Ðệ nhớ cứ giữ im lặng là hơn cả." Người em vâng lời, và bước ra ngồi đối diện với người khách. Chẳng bao lâu, người khách chạy đến tìm người anh, mắt tròn xoe, và nói: - "Xin thán phục! Sư đệ ngài quả là tinh thông giáo lý! Tôi xin chịu thua rồi." - "Vì sao vậy?", người anh đưa mắt hỏi. - "Ðây, để tôi kể cho ngài nghe cuộc đối thoại bất hủ này! Ðầu tiên, tôi giơ một ngón tay lên, để chỉ Ðức Phật, đấng Từ bi Giác ngộ. Sư đệ ngài liền giơ lên hai ngón tay, ý nói Ðức Phật và Giáo lý của Ngài không thể nào tách rời nhau được. Tôi liền giơ lên ba ngón tay, tượng trưng cho Tam Bảo là Phật Pháp Tăng. Thì tuyệt diệu thay! Sư đệ ngài liền xòe bàn tay phóng lên không trung, để phá tan tất cả và thu Chân Không vào một mối! Giáo lý của các ngài đã đạt tới mức Thượng thừa! Tôi xin bái phục, và cũng xin hẹn ngày sau tái ngộ." Người khách bỏ đi rồi, thì chỉ một lát sau người em hùng hổ chạy tới: - "Ðâu? Hắn đâu rồi?" - "Hình như đệ đã thắng hắn rồi phải không?", người anh hỏi. - "Thắng cái khỉ khô! Ðệ sắp cho hắn một trận bây giờ đây này..." Người anh ngạc nhiên hỏi nguyên do. Người em trả lời, giọng ấm ức: - "Huynh có thể nào tưởng tượng, hắn hỗn xược đến thế này là cùng. Ðầu tiên, hắn mỉm cười chế riễu đệ, và giơ một ngón tay lên chê là đệ chỉ có một mắt. Ðệ cố nén giận, vì nghĩ dù sao mình là chủ, hắn là khách, cũng nên giữ lễ với hắn một chút. Nên đệ giơ hai ngón tay lên mừng cho hắn còn đủ hai mắt. Nhưng quá quẩn thay! Hắn lại giơ lên ba ngón tay, ý nói cả hai người cộng lại cũng chỉ có được ba con mắt! Tới đó, đệ không còn chịu nổi nữa, liền vung tay lên định ban cho hắn một chưởng thì hắn vùng bỏ chạy mất..." 
Description: hoangvu is on a distinguished road




KHÔNG CÓ CÂU HỎI NÀO NỮA

Một lần, một thầy thuốc hỏi một thiền sư cao thâm một câu hỏi đã nằm trong đầu ông ta từ rất lâu: "Chính xác là ngài giúp đỡ mọi người như thế nào?" Vị thiền sư trả lời: "Tôi dẫn họ đến chỗ không thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào nữa".
__________________
NGƯỜI KHÁCH TRỌ

Một thiền sư nổi tiếng đến trước cửa lâu đài cùa nhà vua. Không một người lính gác nào chặn ông lại khi ông bước vào và tiến đến gần nhà vua đang ngồi trên ngai vàng.Vua nhận ra khách ngay lập tức và hỏi: "Ngài cần gì?"Vị thiền sư trả lời: "Tôi cần một chỗ ngủ trong quán trọ này."- "Nhưng đây không phải là quán trọ", nhà vua nói, "đây là lâu đài cùa ta."- "Tôi có thể hỏi ngài ai là chủ của lâu đài này trước ngài?"- "Cha ta. Ông ấy đã chết."- "Và ai là chủ của nó trước cha ngài?"- "Ông nội ta. Ông ấy cũng đã chết."Vị thiền sư điềm tĩnh giải thích: "Như vậy đây là nơi mà người ta sống trong một thời gian ngắn và sau đó ra đi. Chẳng phải là một quán trọ sao?"

Sóng Mắt Khuynh Thành

 Sư Cô Như Thủy
 Xưa, có một cô gái mù, nghèo nàn, xấu xí, tên gọi là Mai. Đến tuổi dậy thì, Mai không ngớt than khóc, cầu trời, khẩn Phật, ước ao được sáng mắt, để làm lụng nuôi thân.
Tiếng than van của cô làm động lòng một cô tiên nhỏ trên thượng giới. Cô tiên nghĩ thầm:
"Thật là bất công khi để cho một mình cô gái nầy chịu đến mấy tai họa. Mình mà không ra tay giúp thì còn ai ... trồng khoai đất này."
Một hôm, thừa dịp các bà tiên lớn ngủ say, nàng tiên bé bỏng liền ăn cắp chiếc đủa thần, vội vã bay xuống trần và gõ lên đầu cô bé xấu số ... xong cô tiên cũng vội vã bay về thượng giới, lòng vui khôn tả xiết.
Việc đầu tiên của Mai khi sáng mắt là hối hả chạy ra bờ suối để soi mặt. Thấy khuôn mặt xấu xí của mình lung linh qua ánh nước. Mai lại khóc nức nở, vật vã than trách:
- Cô tiên nào đó ác đức thì thôi! Cho tôi sáng mắt làm chi để thấy cái bản mặt xấu xí thế này ... Hu hu! Thà chết quách cho rồi còn sướng thân hơn.
Cô tiên bé bỏng điến hồn. Cô không hờn dỗi khi nghe những lời vong ân bội nghĩa của Mai, cô chỉ sợ (ngày mai) nàng Mai xuống suối tự vận thì các bà tiên lớn sẽ khám phá ra hành động nhanh nhẩu đoản của cô, cô tiên ngẫm nghĩ:
"Cô ta than khóc cũng phải! Nếu gương mặt mình mà xấu xí như cô ấy thì có lẽ mình sẽ than khóc suốt ngày. Thôi, đã làm ơn thì làm ơn cho trót ... trước sau gì người lớn cũng hay chuyện này kia mà"
Và nàng tiên thơ ngây lại vung chiếc đủa thần lên. Mai liền biến thành một thiếu nữ khá mặn mà, sống bằng nghề ... gánh nước mướn. Như một nghệ sĩ lưu tâm đến tác phẩm nghệ thuật của mình, nàng tiên bé bỏng của chúng ta cũng vén mây theo dõi đời sống của Mai bằng tất cả tấm lòng từ ái. Cô xót xa không ít khi thấy Mai nhịn ăn, nhịn uống, không dám mua gạo mà lại để dành tiền mua dưa chuột, cà chua ... đắp lên mặt cho nó mịn màng ... Xót xa cả ruột, cô tiên liền vung chiếc đũa thần lần nữa. Mai liền có một làn da đẹp như hoa đào.
Lần này, Mai vẫn nhịn ăn để mua quần áo, giầy dép và đồ trang sức ... Cô tiên lại cảm thấy chạnh lòng, cô liền đánh cắp chiếc đủa thần lần nữa. Nàng Mai liền biến thành một tiểu thơ cành vàng lá ngọc, lươc giắt trâm cài, quần là áo lượt nhiều không biết cơ man nào mà kể ... không phải làm lụng mà vẫn có ăn. Mai dành hết thì giờ cho việc trang điểm trao chuốt. Suốt ngày cô ngó trước gương để tô lục chuốt hồng ... Chuyện mới lạ hơn là Mai nảy ra ý định kén chồng ... Lần này, khỏi cần sự trợ giúp của chiếc đủa thần nữa, cái nhan sắc yêu kiều, tuổi trẻ, cùng một gia sản kết xù, đã giúp Mai kén chọn được một người bạn trăm năm ưng ý: Một thanh niên đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi. Cô tiên nhỏ an lòng, mĩm một nụ cười hiền hậu rồi chắp cánh bay về thượng giới. Đến cổng nhà trời, cô gặp bà tiên trưởng nhìn cô một cách nghiêm khắc. Cô tiên không hề nao núng, việc làm của cô tuy có sai nguyên tắc thật, nhưng mọi việc há chẳng tốt đẹp, xuôi chèo mát mái đó sao? Một thiếu nữ xấu xí, tàn tật, nghèo nàn nay đã trở thành một mệnh phụ phu nhân, yêu kiều, sang trọng tột bực, mà chẳng có tốn hao công của gì của trần gian hết ... Nếu bà tiên già cho phép, cô tiên bé bỏng sẽ chẳng nề lao nhọc mang đũa thần xuống hạ giới, giúp cho thế nhân, người nào cũng cầu được ước thấy cả ... Cõi hồng trần sẽ hóa ra miền tiên cảnh cho mà xem.
Như đọc được dòng tư tưởng của cô tiên bé ngây thơ, bà tiên già lạnh lùng lột đôi kính trắng trao cho cô bé, qua cặp kính cô sẽ thấy được tương lai của nàng Mai, không đợi bà tiên già ra lệnh, cô tiên nhỏ liền vội vã mang kính vào. Người đàn bà vô hạnh lại có nhan sắc khuynh thành đã gây ra không biết bao nhiêu là điều rắc rối cho trần thế ... Mai thay chồng như thay áo, con cái vất vơ. Cô tiên nhỏ bổng oà lên khóc. Những giọt lệ tiên lóng lánh như những hạt trân châu lăn tròn trên đôi má bầu bĩnh. Nàng Mai đang xúi chồng - người chồng thứ mười này là một tướng lãnh quân phiệt - mở cuộc xâm lăng trừng phạt nước láng giềng, vì nghe đâu ông vua nước này bảo rằng bà hoàng hậu của ông là một giai nhân vừa đẹp người, vừa tốt nết, hơn nàng Mai gấp bội ... Hai nước đang chuẩn bị chiến tranh, lệnh tổng động viên ban hành, các trường học đều đóng cửa.
Cô tiên nhỏ không còn thấy gì nữa, lệ trào tuôn như suối làm nhòa cặp kính. Bà tiên già lại lạnh lùng vung chiếc đũa thần lên, và ra lệnh cho cô tiên nhỏ lau sạch nước mắt ...
Nàng Mai trở lại nguyên hình như cũ: một cô gái mù xấu xí đang ngồi than thở trong chiếc chòi tranh dột nát ... Tất cả đều giống hệt như thuở ban đầu. Có khác chăng là những điều vừa xảy ra kỳ diệu quá và cũng vô thường quá ... khiến cô gái không thể nào chấp nhận được sự thực phủ phàng ..., cô hóa điên từ đó.
Sau khi sự vụ của nàng Mai xảy ra, Thượng Đế bèn ban sắc chỉ cấm tuyệt chư tiên giao tiếp với người trần, ý của đấng tối cao muốn mọi việc phải diễn tiến bình thường. Phép lạ mà đem trình diễn ở cõi hồng trần thì chỉ đem lại những hậu quả của bất bình thường mà thôi. Vì thế, mà ngày hôm nay chúng ta không còn được chiêm ngưỡng dung nhan một nàng tiên nào hết. Chư tiên mà có giáng trần thì cũng vứt hết đũa ngọc và cánh đi, cũng đổ mồ hôi, sôi nước mắt hệt như chúng ta, những con người phàm phu tục tử vậy.
Và trên đường đời, nếu gặp phải một cô gái xấu nết nào, có sắc đẹp khuynh thành, người ta lại ngờ rằng đó là tác phẩm hư hỏng của một cô tiên bé con nào đó. Nhưng mau mắn là những người đẹp thường chóng già hoặc chết sớm, nên cõi hồng trần này sau những ngày gió mưa giông bão, mây đen giăng kịt ... vẫn còn có khối ngày trời xanh nắng ấm, gió mát trăng thanh ... nữa là.



Lẩu cay Tứ Xuyên chay
Nhắc đến những món ăn chính, ngon thường được dùng trong các buổi tiệc, người ta thường nhớ đến những món ăn nóng. 
Và lẩu là một món ăn nóng được nhiều người ưa chuộng vì rất dễ thực hiện. Người ta thường rất hào hứng khi nhắc đến các món lẩu như: lẩu thập cẩm hải sản, lẩu tôm, lẩu cá,… Tuy nhiên, bên cạnh những món lẩu mặn thường gặp, nhiều người cũng rất thích thú khi nhắc đến các món lẩu chay, nhất là lẩu cay Tứ Xuyên.

Chỉ với một ít củ quả và các nguyên liệu thanh đạm như cải thảo, mì căn, đậu hũ,… lẩu cay Tứ Xuyên chay với hương vị hấp dẫn sẽ  là một món ăn ngon, lạ miệng và rất phù hợp với những ai sợ chất béo.
Trong chuyên đề kỳ này, Tài Danh sẽ giới thiệu đến các bạn 2 món chay mới – Lẩu cay Tứ Xuyên và Hải long xào lá huế, giúp bổ sung thực đơn ăn chay của gia đình bạn. Hãy để những ngày ăn chay trở nên hấp dẫn hơn với công thức chế biến món chay của trường Tài Danh các bạn nhé!
Mời các bạn tham gia và thưởng thức hai món ăn chay ngon, lạ miệng này cùng cô Trần Thánh Phương qua:
Lớp chuyên đề chay: Lẩu cay Tứ Xuyên – Hải long xào lá huế
Thời gian: Thứ Bảy -  14h – 16h ngày 21/05/2011
Địa chỉ: Đào tạo nghề Tài Danh, 139C Nguyễn Đình Chính, P.8, Q. Phú Nhuận
ĐT:  08.39 977 722 – 08.22 111 776 – 08.38 454 959
Gần Trung tâm văn hóa Phú Nhuận (vào hẻm 20m)

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Lagu – Súp ngô Đài Loan chay
Ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn e ngại vì sợ những món ăn chay bán sẵn sẽ không bảo đảm vệ sinh.
Tại sao bạn lại không nghĩ tới việc thay đổi khẩu vị cho cả gia đình bằng cách tự làm một vài món chay trong tuần này nhỉ? Đây chắc chắn sẽ là một ý tưởng độc đáo đem lại bất ngờ thú vị cho cả gia đình. Hãy bắt đầu và thử sức với món lagu chay và súp ngô Đài Loan chay bạn nhé.
Trong chuyên đề tuần này, Tài Danh sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai món chay ngon miệng này. Cùng vào bếp với cô Trần Thánh Phương, bạn sẽ thấy được sự kỳ diệu và sức quyến rũ của các món chay khi nếm thử chúng ngay tại lớp học.
Tham gia các chuyên đề của Tài Danh, bạn sẽ thấy thật dễ dàng trở thành người phụ nữ đảm đang!
Mời các bạn tham gia và thưởng thức món lagu – súp ngô Đài Loan chay cùng cô Trần Thánh Phương qua:
Lớp chuyên đề chay: Lagu – Súp ngô Đài Loan
Thời gian: Chủ Nhật,  14h – 16h ngày 12/06/2011
Địa chỉ: Đào tạo nghề Tài Danh, 139C Nguyễn Đình Chính, P.8, Q. Phú Nhuận
ĐT:  08.39 977 722 – 08.22 111 776 – 08.38 454 959
Gần Trung tâm văn hóa Phú Nhuận (vào hẻm 20m)