Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG THỰC PHẨM CHAY ĐỊNH HƯƠNG

Sau nhiều năm gắn bó với quán Chay Định Hương tôi cảm nhận được có rất nhiều người mong mỏi được thuận tiện trong việc ăn chay và nhất là được ăn chay với thức ăn được chế biến bằng các nguyên liệu tự nhiên. Thật ra người ăn chay ngày nay không thiếu những thực phẩm chay, bên mặn có món gì thì bên chay cũng không hề thua kém như là heo, gà, tôm, cá...Nhưng với những gì tôi thu thập được thông tin từ những khách hàng cũng như từ những mối quan hệ khác tôi được biết thức ăn chay được chế biến thuần từ những nguyên liệu thiên nhiên vẫn được ưa chuộng hơn so với những sản phẩm mang tính công nghiệp hay nói cách khác thực phẩm chay mang tính hình thù các loại động vật. Với suy nghĩ làm thế nào để người ăn chay được dùng những thức ăn gần gũi với tự nhiên hơn, bớt đi những chất phụ gia, chất bảo quản và giảm đi lượng bột ngọt , bột nêm mà các quán ăn vẫn sử dụng để tăng thêm khẩu vị, nên tôi cố gắng tập trung vào nguyên liệu  sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng đồng thời tôi tìm thêm những gia vị đặc trưng được các chùa chế biến không hề sử dụng chất bảo quản. Với hương vị đậm đà và một mùi thơm rất đặc trưng của nước tương đậu nguyên chất các món chay của Định Hương có  được một mùi vị rất riêng biệt. Và để đáp ứng nhu cầu ăn chay được thuận tiện tôi sử dụng máy hút chân không đóng gói thành những sản phẩm từng gói nhỏ có thể vừa đủ ăn trong 1 ngày cho gia đình. Sản phẩm được làm chín chỉ cần làm nóng trực tiếp trên bếp hoặc bằng lò vi sóng như thế chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian chế biến. Hiện tại cửa hàng có hơn 100 mặt hàng chay bao gồm sản phẩm đã được nấu chín, nguyên liệu gia vị, các loại nước sốt và các sản phẩm dinh dưỡng ..... Trong đó sản phẩm Lẩu Chay đóng gói được quý khách hàng ủng hộ rất nhiều. Sắp tới cửa hàng sẽ cung cấp thêm nhiều loại sản phẩm mới để phục vụ khách hàng ăn chay trong  tháng bảy âm lịch . Hy vọng sự đóng góp nhỏ của Định Hương sẽ làm cho bữa ăn hàng ngày của mọi người thêm phong phú, giảm bớt thời gian làm bếp sau 1 ngày làm việc vất vả bên ngoài và cũng góp phần trong việc khuyến khích mọi người ăn chay để bảo vệ môi trường. Chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ :
Cửa hàng Thực phẩm chay Định Hương
Số 7 Hoàng Thiều Hoa, P.Hiệp Tân  Q.Tân Phú TPHCM (gần công viên Đầm Sen)
ĐT: 08-39731281, 0939883793 ( cô Phương)

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Đám cưới tại một ngôi chùa và hướng đến mở rộng cuộc lễ nhiều ý nghĩa
23/07/2011 20:12Minh Thạnh

Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này.
Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
Sư cô Tịnh Nguyện lúc đó là một cử nhân văn khoa đã cùng với nhiều vị Tăng ni tân học sớm thấy điều bất hợp lý đó.
Tại sao khi bị nguy khốn, nạn tai thì người ta mới đến chùa (xin lễ cầu an), hay có việc buồn, tang chế thì mới đến chùa làm tang lễ, cầu siêu cúng thất, còn những dịp lễ vui vẻ và quan trọng của đởi người như hôn lễ chẳng hạn thì nhà chùa lại không có vai trò gì? Tại sao những lời dạy của đức Phật về cuộc sống gia đình, truyền thống chúc phúc của nghi lễ Phật giáo lại không thể áp dụng cho hôn lễ? Tại sao thân bằng quyến thuộc, thiện hữu có thể tề tựu cùng nhau ở chùa để ăn giỗ, ăn cúng thất của người chết, mà không thể tề tựu ở chùa để ăn đám cưới?...
Những vấn đề đó đã làm nặng lòng những vị Tăng ni bước đầu vào đạo trên con đường chấn hưng Phật giáo. Và sư cô Tịnh Nguyện gần 50 năm trước đã quyết tâm góp phần vào cuộc cải cách này.
Là trụ trì của một tự viện mới xây còn chưa ổn định, nhưng điều đó đã không ngăn cản được Sư cô thúc đẩy việc tổ chức đám cưới ở chùa cho các Phật tử. Những vấn đề khó khăn trên được giải quyết bằng việc tổ chức đám cưới ở những ngôi chùa lớn thay vì ở ngôi chùa Phước Hải khi đó còn đơn sơ, và thỉnh các vị đại Tăng làm chủ lễ, còn Ni cô chỉ là người lo công tác “hậu cần”, khâu tổ chức.
Một Phật tử, vừa là đệ tử, vừa là bạn đồng học của Ni trưởng Tịnh Nguyện kể lại: “Đám cưới của tôi được Ni trưởng Tịnh Nguyện tổ chức tại chùa Xá Lợi năm 1964. Ni trưởng khi đó lo hết tất cả phần chuẩn bị, nghi lễ. Hai họ chỉ đến dự dưới sự hướng dẫn của Ni trưởng. Chủ lễ là hai vị Thượng tọa. Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, thành kính trong sự hiện diện đông đủ của bà con hai họ. Sau khi rước dâu, vị mặc áo Veston, vị mặc áo dài khăn đóng cùng nhau quỳ xuống lạy Phật với cô dâu chú rể, cùng nhau nghe Kinh Thiện Sinh, kinh Chúc phúc”.
Hôn lễ được tổ chức ở chùa đã đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình “đem đạo vào đời”. Đời ở đây là cuộc đời của đôi thanh niên vừa làm lễ thành hôn.
Bên cạnh ông bà, tổ tiên, quyết thuộc hai học, bạn hữu… Đức Phật và chư Tăng ni đã có mặt trong lễ cưới của họ, chứng minh ước nguyện thành gia thất của họ. Lễ cưới thêm phần giá trị tâm linh, thiêng liêng, còn không khí nhà chùa thêm phần sinh động.
Ngày xưa, nam nữ yêu nhau thì “thệ hải minh sơn”, hay “Vầng trăng vằng vặc giữa trời, đinh ninh hai miệng một lời song song” (Truyện Kiều). Thì ngày nay, hai bên nam nữ thành gia thất, nghe đọc lại lời Phật dạy, thề nguyện sống với nhau trọn đời trước mặt Đức Phật và chư tăng ni, là kế thừa truyền thống thệ nguyện thiêng liêng của dân tộc từ ngàn xưa để lại.
Nó xuất phát từ tâm nguyện của mỗi người trên bước đường thành gia thất. Chỉ có điều ngày xưa ông bà ta thề trước biển, trước núi, dưới trăng sáng, dưới trời cao, thì nay đôi uyên ương thề nguyện giữa chính điện.
Nó hoàn toàn khác và không phải bắt chước quan điểm “Sự gì mà Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không thể phân chia”. Ở đây, Đức Phật không là người kết hợp, Ngài chỉ là tượng trưng cho sự “công chứng” trên tinh thần dân chủ, tự nguyện, tiến bộ.
Việc “kết hợp” là do ở đôi bên nam nữ tự định đoạt, tự xác quyết ý nguyện và cam kết trước sự chứng minh của Đức Phật và chư vị Tăng ni. Yếu tố thiêng liêng trong lễ cưới ở chùa là thụ động (vì chỉ là sự chứng giám chúc tụng), nhưng nó nâng cao vai trò chủ động của con người, chứ không phải vâng theo sự kết hợp của đấng thần linh hay thượng đế nào con người buộc phải chấp nhận.
Vị Phật tử đó kể tiếp: “20 năm sau, lễ cưới cho trưởng nữ của gia đình lại được Ni trưởng Tịnh Nguyện lại đứng ra tổ chức tại chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng Thích Quảng Thạc”.



Lễ Hằng Thuận tại chùa Lý Quốc Sư - Hà Nội
Dù đã là một Ni trưởng trụ trì, Ni trưởng vẫn khiêm cung, không tự mình làm chủ lễ thành hôn, mà cung thỉnh một vị hòa thượng. Ni trưởng cũng làm như thế với không biết bao nhiêu lễ thành hôn khác. Có điều trong những buổi lễ thành hôn đầu tiên, hai họ chỉ đến làm lễ không dùng cơm trưa thân mật tại chùa, thì đến những lễ cưới, sau nhà chùa là nơi hai họ dùng bữa cơm chay thanh tịnh sau khi hoàn mãn. Buổi tiệc trưa chay bên cạnh tiệc chính vào buổi chiều làm cho tình đạo càng gắn bó những người Phật tử với nhau hơn.


Đến năm 2006, lễ cưới của thứ nam gia đình nói trên được tổ chức tại chùa Phước Hải – nay đã xây dựng uy nghi. Buổi lễ được tổ chức dưới sự hướng dẫn của thầy Thích Lệ Trang – vị Thượng tọa nổi tiếng về nghi lễ.
Số đám cưới được tổ chức ở chùa theo thời gian đông dần. Lễ cưới tại chùa lần này, theo nhận xét của các bạn trẻ tham dự là một nét độc đáo trong lễ cưới hiện đại tại Việt Nam.
Nếu vẫn chỉ có đưa dâu đón dâu, làm lễ gia tiên rồi tối dự tiệc thiết đãi ở nhà hàng, thì đám cưới sẽ đơn điệu như bao nhiêu đám cưới khác. Ở đây, những người dự lễ cùng nhau đến chùa, lạy Phật, nghe kinh rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn chay thanh tịnh tiết mục của lễ cưới được bổ sung, giá trị văn hóa trong đám cưới được nâng cao.
Mọi người đều cảm thấy một tương lại bình an và xán lạn cho gia đình mới dưới sự gia hộ của chư Phật và sự chú nguyện của Tăng ni.

Lễ cưới tổ chức ở chùa được gọi bằng cái tên rất hay là “Lễ Hằng thuận”. Hai từ này gợi cho ta nhớ đến 10 nguyện của đức Phổ Hiền trong nguyện “Tùy thuận chúng sinh”, nói lên tâm nguyện đem đạo vào đời. Đồng thời nó cũng làm ta liên tưởng đến đạo đức truyền thống của dân tộc: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Lễ cưới ở chùa theo hoài bão của Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải là sự kết hợp các giá trị truyền thống dân tộc với các giá trị đạo đức Phật giáo. Đây không phải là vấn đề hướng ngoại mà là khám phá tại chính mình, tìm về với nguồi cội tâm linh.
Đoàn xe hoa chạy vào cổng chùa cũng có thể coi là biểu tượng “đem đời vào đạo”, nhưng “đời” ở đây mang giá trị tích cực, nhưng nào đâu có phải đem, vì “đời” thực ra đã có mặt ở trong đạo lâu rồi, ngay trong lời kinh Thiện Sinh mà đức Phật đã dạy.






(sưu tầm) 
Khỏe Đẹp Bằng Ẩm Thực Chay
2010-12-22 01:27:32  
Nhìn những món ăn chay được trình bày một cách đẹp đẽ và ngon mắt, chúng ta khó có thể cưỡng lại được. Hiện nay, ăn chay đang dần trở thành xu hướng cho những ai muốn có cuộc sống khỏe mạnh về thể chất và thoải mái về tinh thần.
Nguyên liệu để chế biến món ăn chay là thực vật nên giá rẻ. Các bạn có thể tự chế biến món ăn chay đơn giản như đậu hũ chiên, súp rau quả, các món rau xào thập cẩm, các món chế biến từ nấm…tại nhà, vừa tiết kiệm, vừa an toàn vệ sinh thực phẩm. Món chay có rất nhiều cách chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ không thua gì món mặn.
Nếu bạn có quan niệm ăn chay sẽ thiếu chất và suy dinh dưỡng, thì bạn có thể bỏ ngay quan niệm đó. Bởi vì, có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay cung cấp cho con người đủ các dinh dưỡng cơ bản nhất, bao gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cũng như các muối khoáng. Nếu một người ăn chay mà ăn uống đầy đủ và quân bình vẫn phát triển thậm chí có thể sống lâu hơn. Thực tế đã cho thấy, người Eskimo hoàn toàn ăn thịt thì tuổi thọ trung bình của họ chỉ 36, còn người Kogi (bộ tộc ở Peru, Nam Mỹ) ăn chay trường thì tuổi thọ của họ lên tới 100.
Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ dinh dưỡng chay sẽ giúp cho việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp. Vì vậy, việc ăn chay được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích để phòng chống các bệnh mạn tính. Mặt khác, trong đồ ăn chay có ít cholesterol, ít axit béo, nhiều vitamin, có tác dụng chống ôxy hóa nên các món chay rất thích hợp cho bạn nào muốn có vóc dáng thon gọn.
Ở phương Tây đang xuất hiện “làn sóng ăn chay mới” không liên quan gì tới những người ăn chay truyền thống. Những người ăn chay mới chỉ có mục tiêu duy nhất: giữ sức khỏe và giữ vóc dáng nên họ thích ăn hoa quả và ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, không chứa dầu mỡ, các chất béo, chất gây lão hoá…. Thực tế cho thấy, sử dụng thực phẩm chay không chỉ giúp chúng ta có thân hình cân đối mà còn giúp chúng ta làm đẹp, ăn bưởi giúp giảm cân, ăn lạc vừng giúp giảm lượng mỡ trong máu, uống hà thủ ô cho mượt tóc….
Hiện nay, những siêu sao nổi tiếng trên khắp hành tinh đều có xu hướng chuyển sang ăn chay nhẹ. Họ ăn chay dựa trên cơ sở khoa học nhằm bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vóc dáng và vẻ đẹp của mình. Theo thống kê thực tế thì ngày càng có nhiều người có xu hướng lựa chọn lối dinh dưỡng chay và ăn chay trường như: Pythagore, Leonard Davinci, Leon Tolstoi Mohanda Gandlai, Albert Einstein.
Lựa chọn thực phẩm chay không chỉ thể hiện sự hiểu biết của bạn về thực phẩm mà còn thể hiện cách sống và con người của bạn. Có vô vàn lý do khiến chúng ta ăn chay: do quan niệm sống, do làm đẹp, phòng chống hoặc chữa bệnh tật, bảo vệ môi trường… Dù xuất phát từ lý do nào thì chúng ta cũng đang làm một việc giàu ý nghĩa và đậm chất nhân văn.

Amthuc.com.vn
Theo Suckhoedoisong.vn

 



Câu chuyện của Morris Goodman là một bằng chứng hùng hồn về những điều kì diệu mà niềm tin và thái độ tích cực có thể mang đến cho bạn.
Morris Goodman là người đã làm nên những bất ngờ thú vị. Thế giới vẫn thường gọi ông là “Người Đàn Ông Kì Diệu”. Ông có một người vợ rất xinh đẹp tên Cathy và một chú chó phi thường có tên là Bandit, hiểu theo một cách nào đó thì phi thường ở đây là chú chó này… thích hát
Vậy câu chuyện về người đàn ông kì diệu này là gì? Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 3 năm 1981.Vào một ngày nọ, Morris lái chiếc máy bay mới của mình trong một chuyến bay thử nghiệm. Chuyến bay đó đã trở thành thảm kịch khi bộ phận hạ cánh không hoạt động.
“Điều cuối cùng tôi nhớ là mặt đất chao đảo. Tôi đã nói với chính mình rằng tôi biết chuyện gì sắp xảy ra… Tôi không thể nói cho bạn biết những đau đớn mà tôi đã trải qua. Không một từ ngữ có thể dùng để miêu tả việc đó.”
Sau khi được cứu thoát khỏi đống tàn dư của vụ tai nạn máy bay, Morris được đưa vào bệnh viện. Sau nhiều giờ cấp cứu, tất cả những việc ông ấy còn có thể làm lúc đó là nằm và… chớp mắt.
“Nếu bạn chưa từng ở vào vị trí của tôi, bạn sẽ không thể biết được cảm giác chỉ có thể nhìn trần nhà và tất cả những gì bạn làm được là chớp mắt, đó thật sự là một việc khó khăn.”
Chấn thương của ông thật sự kinh khủng. Ông bị gãy hai đốt sống cổ. “Cơ hoành của tôi đã chẳng còn hoạt động, và tôi không thể thở. Thực quản cũng thế, và tôi chẳng thể nào ăn hay uống.” Ông cũng không thể nói vì thanh quản bị nát. Bác sĩ bảo rằng tất cả các cơ bắp trên người Morris đều đã bị hủy hoại sau vụ rơi máy bay. “Thận, bàng quang, ruột, và gan của tôi cũng chẳng thể hoạt động. Tai nạn ấy đã hủy hoại đi tất cả những gì tốt đẹp nhất trong cơ thể tôi. Tất cả những gì tôi làm được là chớp mắt, một lần để đồng ý và hai lần để biểu thị sự phản đối. Đó đã là cách mà tôi phải sống trong một thời gian dài, rất dài.”
Nhưng Morris Goodman đã quyết định chiến đấu và chiến đấu không ngừng bất chấp khó khăn hay nói đúng hơn là bất chấp những điều không thể. Ông phải dành lại quyền kiểm soát cơ thể mình từng bước một cho từng ngày trôi qua. Mục tiêu đầu tiên của ông là phải thở được bình thường mà không cần sự trợ giúp của máy móc.
Ông kể lại, “Tôi đã cố gắng hít vào một chút không khí với chiếc máy thở. Mỗi lần như thế, phổi của tôi lại trở nên đau kinh khủng. Thở được 100 lần, tôi nghỉ ngơi trong năm phút. Tôi luôn cố gắng vượt ra khỏi mức 100. Sau đó, tôi có thể thở 200 lần, 300 lần. Và một buổi tối, tôi cũng cố gắng thở như thế và phổi của tôi nở rộng hơn ba lần so với kích thước lúc bấy giờ.” Cuối cùng, khi các y tá tháo bỏ chiếc máy thở ra khỏi ông. Ông đã có thể thở hoàn toàn bình thường. Còn các bác sĩ y tá thì thật sự không thể nói nên lời.
Cuối cùng, Morris đã ra khỏi bệnh viện sau tám tháng chiến đấu không mệt mỏi với một ý chí kiên cường, nhưng ông vẫn phải mất nhiều năm sau đó để lấy lại hoàn toàn sự kiểm soát cơ thể. Sự bình phục của Morris thật đáng để khâm phục. Cho nên, chẳng có gì là lạ khi mọi người lại gọi ông là “Người Đàn Ông Kì Diệu”.
“Tôi có một câu chuyện: một trong hàng tỉ câu chuyện. Đó là câu chuyện có thể giúp ích cho rất nhiều. Không một ai từng trải qua một vụ rơi máy bay và toàn bộ cơ thể dường như bị phá hủy như tôi đã từng. Nhưng mọi người ai cũng có những nghịch cảnh hay thử thách để phải trả giá bằng cả cuộc sống của họ.”
“Tôi rất biết ơn gia đình và vợ của tôi. Tôi biết ơn cuộc sống vì tôi có thể đi vòng quanh thế giới và chia sẻ với mọi người câu chuyện của mình và giúp mọi người nhận thức rõ hơn về tiềm năng mà họ có và giúp họ có thể đứng lên thực hiện những điều mà họ thật sự mong muốn.”
Cho dù đã phải trải qua bao đau đớn gian khổ, Morris vẫn thật sự cảm kích vì tai nạn đã không cướp đi cuộc sống của ông mà chỉ làm ông trở nên mạnh mẽ hơn.
Và từ câu chuyện của Morris Goodman, chúng ta hiểu rằng mọi thành công đều bắt đầu từ việc tin vào chính mình, tin mình có thể biến những điều không thể thành có thể.

Thái độ sống tạo nên tất cả! Chỉ cần tin và có một thái độ tốt bạn có thể có mọi thứ bạn muốn. Hãy tin vào điều đó. Bạn có thể xem video về người đàn ông này tại trang thư viện của học viện làm giàu.
(sưu tầm)


Ông, Bà, Bố, mẹ, Chú bác, cô , dì, anh, chị, em, cháu , bạn học, đồng nghiệp, thầy giáo, học sinh.....
Họ là những người bạn tiếp xúc hàng ngày, họ là một phần trong cuộc sống của bạn.
Nhưng:
TẠI SAO BẠN LẠI CÁU GẮT VỚI HỌ?

Tại sao khi ai đó làm sai với ý bạn, hoặc bạn cảm thấy họ có cái gì đó làm cho bạn khó chịu bạn lại cáu gắt với họ?
Tại sao?
Có lẽ là vì bạn muốn mình trở nên quan trọng, được mọi người chú ý chăng? quan tâm chăng? à, vậy là bạn đang xin lòng thương hại của mọi người phải không?
Tôi khẳng định : dù trong hoàn cảnh nào, dù sự việc có tồi tệ tới đâu, dù ai đó có làm sai điều gì, hay ai đó làm bạn khó chịu hãy ngừng ngay thái độ cáu gắt chửi mắng mọi người.
Vì sao?
Vì thứ nhất: Người chịu thiệt nhất là bạn.
Thứ hai: Chẳng được ích gì
Thứ ba: bạn bị mọi người coi thường hoặc bạn làm tổn thương mọi người.
Có những người con chửi bố chửi mẹ, có những đứa em chửi anh chị, có những người cáu gắt với đồng nghiệp của mình vì một lý do gì đó
Vâng, chẳng giải quyết được gì, chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn mà thôi.
Khi nào định cáu gắt hãy hỏi cáu gắt thì được gì?
Đồng thời thay thái độ cáu gắt bằng cách im lặng hoặc đi đâu đó rồi lúc khác nói chuyện đó sau.
Tôi nhắc lại : KHông bao giờ được cáu gắt!
Nếu muốn ai đó tôn trọng, yêu , quý, giúp đỡ, quý mến, và cười với bạn mỗi khi gặp bạn thì hãy ngừng ngay cái thái độ cáu gắt với mọi người.
Richboy - www.hocvienlamgiau.com
 ( Sưu tầm)