Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Ăn chay dễ hay khó?

                     Ăn chay dễ hay khó?
      
       Nói đến ăn chay thì hầu như 90%  mọi người cho rằng là khó ăn được. Lý do thì có rất nhiều và chiếm số đông là cho rằng ăn chay không đủ dưỡng chất và còn lại là những lý do như đi làm nên không tiện để ăn, có gia đình nên ở nhà phải nấu cơm, vì công việc phải giao tế…nói chung có vô số lý do để chúng ta ăn mặn.
             Thật ra ăn mặn cũng không phải là một cái tội gì ghê gớm lắm nhưng chúng ta hãy chịu khó suy gẫm 1 chút con người chúng ta có phải ai cũng cần một cơ thể mạnh khỏe, một cuộc sống bình an trường thọ, phụ nữ thì mong muốn nhan sắc được mãi mãi như tuổi thanh xuân…. Tất cả những mong muốn đó theo tôi biết được ăn chay có thể giúp bạn đạt được 80% những gì mà con người cần có.
               Bao nhiêu năm nay tôi tiếp xúc với rất nhiều người từng ăn mặn và đã chuyển sang ăn chay họ chia sẻ với tôi về những điều kỳ diệu thay đổi trong cuộc sống của họ khi họ thay đổi chế độ ăn uống .
              Là một nhân viên của nghành sản xuất thịt heo, anh K nói lúc trước khi chưa ăn chay mỗi khi làm việc anh giải quyết công việc rất chậm vì phải suy nghĩ khá lâu mới tìm được cách giải quyết, tự nhiên hơn 3 tháng sau khi anh bắt đầu chuyển sang ăn chay anh cảm thấy người anh nhẹ hẳn ra, không thấy mệt nhiều dù anh vẫn làm công việc đó. Và đặc biệt là anh suy nghĩ việc gì đó rất nhanh không chậm chạp như lúc trước. Tôi hỏi nhân duyên nào khiến anh ăn chay, anh nói hằng ngày thấy cảnh giết mổ và cách chế biến ghê quá nên anh quyết định ăn chay.
             Tôi còn có một khách hàng người Đài Loan, cô năm nay đã 55 tuổi. Lần đầu tiên khi cô đến mua cơm chay chúng tôi cứ ngỡ cô khoảng chừng 43 tuổi. Vì nhìn cô còn rất trẻ , làn da còn rất mịn màng , nhưng khi hỏi ra mới biết cô đã trên 50, cô kinh doanh nghành sản xuất đèn hào quang Phật, qua Việt Nam đã hơn 10 năm, gia đình ăn chay đã qua 3 thế hệ và cô cảm nhận cả gia đình mình ai cũng khỏe rất ít đi bệnh viện. Và có một lần tôi xem tivi giới thiệu về 1 ngôi làng ở Trung Quốc, gọi là làng Trường Thọ vì những người sống trong ngôi làng nầy ai cũng trên 100 tuổi. Có 1 cụ bà 129 tuổi được hỏi bí quyết nào bà sống rất thọ mà vẫn còn linh hoạt , bà nói từ xưa tới giờ bà chỉ ăn rau củ và bà ăn vừa đủ no không ăn đêm. Mọi người tận mắt chứng kiến bà đi nhóm lửa nấu cơm mời mọi người ăn , thao tác của bà vẫn còn rất lẹ làng nhanh nhẹn và chỉ trong thời gian ngắn mâm cơm đã được nấu chín.
              Thật ra còn rất nhiều những câu chuyện về ăn chay, và cũng không phải chuyện ngày xưa mà  ngày nay khoa học đã chứng minh được rất nhiều điều lợi ích từ việc ăn chay vậy thì chúng ta hãy xóa bỏ những quan niệm cũ ăn chay không đủ dưỡng chất. Hãy thử 1 tuần ăn 1 ngày và dần dần tăng số ngày ăn chay trong tuần lên. Ở Mỹ, Đài Loan và các nước tiên tiến khác chính phủ vận động mọi người Ngày thứ Hai ăn chay. Vì thông thường cuối tuần chúng ta hay có những sự kiện họp mặt và tổ chức ăn uống, cơ thể chúng ta sẽ dư thừa rất nhiều lượng thịt cá, nên ngày thứ Hai đầu tuần là ngày thanh lọc cơ thể bằng thức ăn chay.
              Các bạn đừng quá lo ngại mình sẽ thiếu đạm khi ăn chay. Cố gắng linh động 1 chút nhé, thay vì mình ngày thường hay ăn cá chiên sả ớt thì mình sẽ thay thế bằng đậu hủ, không thích ăn đậu hủ bạn có thể uống 1 ly sữa đậu nành hoặc ăn 1 ly chè đậu . Ngoài ra các loại nấm, rong biển cũng la nguồn cung cấp đạm thiết yếu. Các loại rau xanh chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, biết cách phối hợp thực phẩm chắc chắn sẽ có một bữa ăn thật ngon mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng.
              Mong rằng bài viết nhỏ nầy giúp ích một phần nào cho những ai quan tâm đến sức khỏe cũng như quan tâm đến môi trường sống của chúng ta. Hãy thử cảm nhận với nguồn thực phẩm từ thực vật, những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đồng thời đây cũng là cách chúng ta thể hiện lòng từ bi đối với con vật, vì không một con vật nào tự nhiên chạy đến cho chúng ta giết nó.
             Nên ăn chay dễ hay khó sẽ tùy  thuộc vào quyết định của mỗi con người. Bạn hãy tham khảo thêm nhiều ý kiến cũng như tìm hiểu thêm nhiều thông tin về dinh dưỡng từ nguồn gốc thực vật, chắc chắn sẽ có câu trả lời chính xác cho bạn. Chúc các bạn sống khỏe và luôn tìm được nguồn sống xanh .
                     TRẦN THÁNH PHƯƠNG

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Thông báo

Ngày 22 - 5 - 2011 Cơm chay Định Hương phát cơm miễn phí, kính mời các quý Phật tử , các mạnh thường quân và các sinh viên có thể tham gia xin tập trung tại quán vào chiều ngày 21 và sáng ngày 22 để chuẩn bị thực phẩm nấu thức ăn. Chân thành cảm ơn sự đóng góp và ủng hộ của mọi người.

                             Diệu Cẩm trân trọng thông báo

Bí mật dinh dưỡng của hạt đậu


Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy thử xem các loại đậu được dùng phổ biến nhất ẩn chứa những bí mật dinh dưỡng gì ?
Đậu đen
Có mùi vị thường được so sánh với các loại nấm. Đậu đen vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bồi bổ thận, gan, bổ máu. Với hàm lượng chất xơ cao, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.
Đậu đen còn có thể gia tăng năng lượng cho bạn bằng cách cung cấp nguồn chất sắt dồi dào. Nhờ vậy mà chúng rất được các bà nội trợ yêu thích.
Đậu xanh
Theo Đông y, loại đậu này có vị ngọt mát, hơi tanh. Đây là loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, chữa phù thũng, lở do nhiệt, giải cảm nóng, giải độc cơ thể, bổ khí huyết...
Đây là loại đậu cung cấp nhiều vitamin C, vitamin K và ma-giê khá dồi dào. Người thường xuyên ăn những chất giàu vitamin C, folate và Beta-carotene sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột kết. Nhờ chứa một lượng đáng kể riboflavin, đậu xanh còn là loại thực phẩm bổ trợ việc điều trị chứng đau nửa đầu.
Đậu phộng
Xuất hiện rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Đây là loại hạt được chế biến thành nhiều món ăn chơi nhất: luộc, rang, nấu chè...
Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn đậu phộng ít có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch hơn. Đậu phộng có nguồn proteon dồi dào hơn bất cứ loại rau, đậu nào khác. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, cân bằng dinh dưỡng cho những người ăn chay và người có chế độ ăn ít thịt.
Đậu Hà Lan
Theo Đông y, đậu Hà lan có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu ung độc. Loại đậu này thường được dùng để trị các chứng ăn uống khó tiêu, tiểu đường...
Đậu Hà lan là nguồn dồi dào vitamin, giúp xương chắc khỏe. Chúng còn chứa rất nhiều a-xít folic và vitamin B6 giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể. Chúng là loại thực phẩm cần phải có trong bữa ăn để giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là nguồn sắt và vitamin nhóm B dẽ hấp thụ cho cả gia đình bạn.
Đậu nành
Đậu nành chứa tới 40% protein. Chúng xuất hiện trong món ăn của rất nhiều nước ở châu Á.
Nó có đủ lượng protein hoàn hảo, chất béo carbohydrate, các khoáng chất và vitamin.
Đậu nành chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan chống ung thư ruột kết và giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

                   Diệu Cẩm (sưu tầm)

Trẻ tinh khôn, lớn lên sẽ ăn chay



Chuyên viên nghiên cứu người Anh vừa phát hiện ra một hiện tượng độc đáo và lạ kỳ. Họ nghiệm thấy rằng những đứa bé tinh khôn, lớn lên có nhiều khả năng trở thành những người ăn chay.
Một công trình nghiên cứu đáng tin tưởng, căn cứ trên việc thử nghiệm với 8179 người nam nữ, tuổi khoảng ba mươi, mà thương số thông minh (QI) đã được trắc nghiệm hồi mười tuổi. Người ta thấy rằng trong số này có 4,5% ăn chay. Đặc biệt là những người có QI càng cao càng có triển vọng ít ăn thịt hơn.
Ngoài ra, họ còn nhận thấy rằng những người ăn chay thường có một trình độ học vấn cao hơn mức trung bình. Theo những chuyên viên nghiên cứu thì điều đó có thể giải thích tại sao những người có QI cao thường ít có nguy cơ bị những bịnh tim mạch. Lý do là chế độ ăn uống rau quả thường đa dạng và cân đối hài hòa hơn.
Quả thật, người ta đã biết rằng trình độ học vấn hay giai tầng xã hội thường làm cho người ta ít béo phì, chú ý đến chuyện ăn uống lành mạnh hơn và, nói chung là quan tâm nhiều hơn đến những chỉ dẫn về chuyện phòng ngừa vệ sinh. Nhưng, các chuyên viên cũng cho biết rằng dẫu cho căn cứ trên trình độ xã hội thì vẫn có tương quan trực tiếp giữa QI và chuyện ăn chay. Từ đó, có thể kết luận rằng không ăn thịt là giải pháp khôn ngoan nhứt, không còn chọn lựa nào khác. Chuyện ăn chay thường là một chọn lựa trước hết gắn liền với một sở thích nào đó, một nét đạo lý hay là một sự khấn hứa, chớ không phải là một sự chọn lựa duy lý.
Nhưng cũng có những nguyên do hợp lý để chọn lựa ăn uống bằng rau trái. Chẳng hạn như nước và diện tích canh tác thay vì để nuôi bò có thể nuôi được con người nhiều gấp hai hoặc ba lần, nếu đem sử dụng trực tiếp cho chuyện ăn uống của người ta. Dẫu sao đi nữa, nếu con cái các bạn không trở thành người ăn chay, không nhứt thiết là chúng thiếu thông minh. Trái lại, nếu muốn thành tựu trí tuệ của các cháu được ưu việt thì các cháu cần phải ăn rau và trái cây!
Trẻ em với thương số thông minh cao, lớn lên thường trở thành những người ăn chay, theo kết quả của một cuộc nghiên cứu được Báo Y Tế Anh đăng tải trên Internet. Công trình nghiên cứu này, được thực hiện với 8000 người nam nữ, tuổi 30, mà thương số thông minh (QI) đã được đo lường lúc lên 10, cho thấy rằng QI càng cao thì lớn lên có nhiều khả năng để trở thành hay tự cho là người ăn chay. Tài liệu nghiên cứu xác nhận rằng nếu QI gia tăng 15 điểm thì khả năng trở thành người ăn chay tăng lên 38%. Trên 33% đàn ông và đàn bà, trong chương trình nghiên cứu, tự cho là ăn chay nhưng nói rằng họ cũng ăn thịt trắng và cá. Chỉ có hơn 4% là ăn chay nghiêm chỉnh và 2,5% ăn chay một cách tuyệt đối, nghĩa là không ăn thứ gì xuất phát từ động vật, dù là trứng hoặc sữa. Kết quả của công trình nghiên cứu này, cũng tương tự như những cuộc nghiên cứu khác, cho thấy rằng những người thông minh hơn có khuynh hướng ăn uống lành mạnh hơn và tập luyện thể thao nhiều hơn.


          Diệu Cẩm (sưu tầm)

Thế giới nấm



Thế giới nấm rất phong phú và đa dạng, có loại nấm dùng để chế biến món ăn, có nấm dùng làm thuốc và có không ít loại nấm độc hại có thể gây tử vong. Nên dùng nấm, bạn nên hiểu rõ công dụng từng loại nấm.
Nấm là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt trong nấm cóc chứa thành phần protein cao hơn so với các loại củ, quả tươi khác. Trong 100g nấm tươi có chứa khoảng 50%. Những vitamin và chất khoáng hiện hữu trong nấm phải kể đến là vitamin B2, B12, manhê, canxi... và một số các axít amin mà tự cơ thể không thể tổng hợp được.
Các loại nấm
Nấm rơm
Có hình dạng tròn, thường có hai màu là trắng và trắng xám. Cánh của nấm xốp, giòn và có nhiều lớp. Đây là loại nấm được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn nhờ có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm rơm có vị ngọt, tính mát, rất bổ dưỡng đối với những người có bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid trong máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh có liên quan đến bệnh lý mạch vành tim. Có thể chế biến nấm rơm để ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ăn bài thuốc.
Nấm hương
Ăn nấm hương giúp điều hòa khí huyết, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể, ngừa sỏi mật, giảm cholesterol trong máu, ức chế tế bào gây ung thư, và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Nấm hương còn là thực phẩm lý tưởng đối với bệnh nhân thiếu máu do thiếu chất sắt, huyết áp cao, tiểu đường và trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, chất Ergosterol có trong nấm hương dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 giúp cơ thể đề phòng và chữabệnh còi xương rất hiệu quả.
Nấm bào ngư
Có màu xám, nâu thẫm hoặc nâu nhạt. Thịt nấm có màu trắng và dày. Nấm bào ngư thích hợp với những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa và có công dụng phục hồi chức năng của lá gan.
Nấm mỡ
Nấm mỡ chứa nhiều chất đạm, các nguyên tố vi lượng và axít amin, có công dụng giảm lượng đường và cholester trong máu, ngừa bệnh ung thư và cải thiện chức năng của lá gan. Nấm mỡ cũng thích hợp với sản phụ thiếu sữa, người chán ăn, viêm phế quản của nấm mỡ và tạo ra được hương vị thơm ngon, nấm mỡ cần được chế biến kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác.
Nấm mèo đen
Trong nấm mèo chứa nhiều protit, vita-min và chất khoáng, rất tốt đối với người mắc bệnh cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não bộ. Nấm mèo còn có công dụng ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu, chống đông máu do nghẽn mạch và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản. Với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, nấm mèo đen còn là thực phẩm quí giá có tác dụng giảm cholesterol trong máu và cải thiện hoạt động tuần hoàn máu.
Nấm kim châm
Trong nấm kim châm chứa nhiều vita-min, axit amin, chất lysine có công dụng cải thiện chiều cao và trí tuệ của trẻ nhỏ.
Chọn lựa và bảo quản
Nấm ngon thường có tai nấm dày và đầy đặn. Với nấm tươi, cần chọn nấm có màu sắc tươi mới, mùi thơm hấp dẫn. Không chọn mua nấm bị dập nát, có mùi ôi hư. Nên đặt nấm ở nơi thoáng mát, tránh buộc kín trong túi nylon. Để bảo quản nấm được lâu, nên nhặt sạch phần rơm rác bám dính trên nấm và cắt bỏ gốc, trụng sơ qua sau đó ngâm trong nước lạnh, rửa sạch và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với nấm khô, nên chọn loại chắc tay, không bị đứt gãy, không có vết mốc và chọn những nhãn hiệu có uy tín. Nên bảo quản nám nơi thoáng mát, không nên cho vào túi nylon buộc kín. Khi cần sử dụng, ngâm nấm trong nước ấm khoảng 10 phút đẻ nấm nở hẳn, sau đó rửa sạch và cắt bỏ chân nấm.
Phân biệt giữa nấm thường và nấm độc
Nấm độc
Thường có nhiều màu sắc khác nhau, một số loại nấm độc có màu sắc rất bắt mắt và sặc sỡ. Những nơi ẩm ướt và bị ô nhiễm là nơi trú ngụ của nấm độc. Trong nấm độc có chứa nhiều nước và nước có màu trắng đục giống như sữa bò. Rễ của nấm độc có khuynh hướng thay đổi màu sắc khi chế biến trong vật dụng bằng bạc, nấm độc có thể biến vật dụng thành màu đen. Nếu ăn trúng nấm độc, ở mức độ nhẹ sẽ bị nôn mửa, toàn thần mệt mỏi, đi tiêu nhiều lần trong ngày. Ở mức độ nặng có thể trụy tim mạch hoặc tử vong. Do vậy, cần hết sức lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa hai loại nấm.
Nấm thường
Thường chỉ có màu trắng hoặc màu nâu chì. Nấm không độc chỉ mọc ở những nơi khô ráo và sạch sẽ. Thân nấm không độc thường cứng hơn chứa ít nước, nước trong nấm tiết ra có màu trắng trong. Màu sắc của nấm thường vẫn giữ nguyên vẹn khi chế biến.
Nấm là thực phẩm có chứa nhiều chát dinh dưỡng, đặc biệt trong nấm có chứa thành phần protein cao hơn so với các loại củ, quả tươi.

                     Diệu Cẩm (sưu tầm)


Rau quả có lợi cho sức khỏe

Rau quả có lợi cho sức khỏe
Ăn chay là ăn ngũ cốc, rau quả... những thức ăn có nguồn gốc thực vật, không có các sản phẩm thực vật. Mới đây, một công trình nghiên cứu rộng lớn về chế ăn uống đã đi đến kết luận: một chế độ ăn dựa vào ngũ cốc, rau quả có nhiều khả năng đem lại sức khoẻ cho con người và giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, béo phì, tiểu đường...
Công trình nghiên cứu được tiến hành ở một số nước như Mỹ, Trung Quốc. Theo đó, nhiều thức ăn thực vật giàu protein như đỗ, đậu. Các loại dầu thực vật cũng rất phong phú, hoàn toàn có thể thay thế mỡ động vật mà vẫn cung cấp đủ chất cho cơ thể, đề phòng được vữa xơ động mạch và làm chậm quá trình lão hoá của con người.
Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã khảo sát một nhóm người về chế độ ăn uống của họ so với người Mỹ. Thành phần trong bữa ăn của người Trung Quốc chủ yếu là ngũ cốc, rau và lượng protein động vật chiếm 7-10% khối lượng protein trong bữa ăn. Còn khẩu phần của người Mỹ thì ngược lại, protein động vật là thực phẩm chính, rau và ngũ cốc chỉ là phụ. Tỷ lệ protein động vật chiếm tới 70% khối lượng protein trong bữa ăn. Kết quả, số nam giới Mỹ bị chết về bệnh tim mạch cao gấp 17 lần so với người Trung Quốc cùng lứa tuổi. Số người Mỹ chết vì ung thư ruột cao gấp 2,5 lần so với Trung Quốc.
Trước sự tấn công của các bệnh như ung thư, tim mạch... người ta cho rằng chế độ ăn uống nhiều thịt và mỡ động vật là một nguyên nhân quan trọng. Số người ăn chay càng nhiều ở những mức độ khác nhau nhưng xu hướng chung vẫn là ăn giảm thịt và mỡ động vật, thay thế vào đó là rau quả và dầu thực vật. Xu hướng này phù hợp với lời khuyên của nhiều thầy thuốc thời xưa và những nghiên cứu mới nhất của các nhà dinh dưỡng.
BS. Kim Minh

Giá trị dinh dưỡng lớn trong quả đậu bắp nhỏ



Gia trị dinh dưỡng lớn trong quả đậu bắp nhỏ

Khi dùng đậu bắp để chế biến, nhiều người chỉ quan tâm đến việc các món ăn của mình sẽ ngon hơn nếu có thêm đậu bắp, ít ai chú ý đến giá trị dinh dưỡng chứa trong thứ quả con con, rẻ tiền này.
Lợi ích của đậu bắp
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g.
Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.
Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống), Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Lựa chọn và bảo quản đậu bắp
Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp…
Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm.
Bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh có thể giữ được độ tươi xanh từ 2-3 ngày. Lưu ý nên bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu là đậu bắp nấu chín nên để vào hộp thức ăn đậy kín mới cho vào tủ lạnh, có thể bảo quản được 3-4 ngày.
Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp… Để nhận được lợi ích dinh dưỡng tốt nhất từ đậu bắp, khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

Hải Ân (Theo Phụ nữ)




Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Ăn chay trường có suy dinh dưỡng không?

Ăn chay trường có suy dinh dưỡng?
 

Một vấn đề mà người ăn chay quan tâm nhất là không biết ăn chay dài ngày có bị suy dinh dưỡng do thiếu chất protein hay không? Điều này có nguyên nhân từ quan niệm cho rằng chỉ có protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) mới đầy đủ các loại acid amin cần thiết mà cơ thể không tổng hợp được (leucine, lysine, methionine, theoni, phenylalasnine, trytophan, valine…).
Ngày nay, các nhà khoa học đã công nhận chất đạm trong đậu nành có đầy đủ hầu hết các acid amin cần thiết. Nếu bữa ăn chay có sự phối hợp của các loại rau đậu sau đây với các thức ăn khác thì sẽ không còn lo thiếu protein. Trong 100g thực phẩm, đậu nành có 34g protein, đậu đen 24g, đậu phụng 27,5g, đậu xanh 23,4g, đậu trắng 23,2g, đậu hà lan 6,5g, đậu cô ve 5g, rau bồ ngót 5,3g, rau muống 3,2g, rau dền đỏ 3,3g, cải bó xôi 2g (loại cải này đặc biệt có chứa vitamin B12 rất tốt cho thai phụ và người thiếu máu).
Còn về calcium thì sao? Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam (viện Dinh dưỡng – bộ Y tế), các thức ăn thực vật giàu calcium có: nấm mèo, rau dền cơm, cần tây, nấm hương, rau đay, rau nhút, bồ ngót, bông bí, rau muống…
Biết cách ăn chay có đầy đủ các chất dinh dưỡng, chế biến đúng cách sẽ mang lại cho bạn sự an tâm và cân đối hoàn toàn về sức khoẻ của mình.

Ảnh tư liệu

 wa hủ tiếu chay ngon quá, cho mình xin miếng rau được không dzậy
 sao nhìn tui dzữ dzậy
 to quá làm sao ăn được đây 
 ngon thiệt là ngon không chê chỗ nào
hình ảnh phát cơm từ thiện 

Đi phóng sanh

Các Phật tử chuẩn bị rau củ cho nhà bếp

Chuẩn bị nước tương, canh


Khuôn viên chùa Định Hương

Chánh điện

Nhà báo Hoàng Kim - Báo Thanh Niên



Những ngày nghĩ cả nhóm quây quần bên Thầy


CHUNG MỘT TẤM LÒNG




                              Chung một tấm lòng
Cứ như thường lệ  quán chay Định Hương nhộn nhịp hẳn vào một sáng chủ nhật trong tháng, tiếng nói tiếng cười thật vui của các em sinh viên tình nguyện tham gia phát cơm miễn phí xen lẫn tiếng xào nấu thức ăn thơm lừng của các cô Phật tử tạo nên một không khí thật rộn ràng . Bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 2010, buổi đầu tiên phát được 245 phần cơm và chỉ có vài người tham gia , thực ra cá nhân tôi  chỉ đơn thuần phát tâm cúng dường cơm chay , không hề có ý định quyên góp hay vận động chỉ có một vài khách hàng thân thường xuyên đến quán biết được nên cũng phát tâm ủng hộ. Sau 3 tháng thì số lượng các mạnh thường quân tăng lên và bình quân chúng tôi phát được 500 phần. Chưa từng nấu cơm với số lượng lớn như vậy nên mọi người cứ luống cuống khi tới trưa mà cơm vẫn chưa nấu xong, có khi cơm bị cháy khét rồi có lúc bị nhão bị sống nữa. Với lòng quyết tâm khó cũng phải làm chúng tôi lên chùa hỏi Thầy trụ trì làm sao để có nồi lớn nấu cho ra nhiều cơm, Thầy nghe xong thấy tội nghiệp nên  hỗ trợ cho chúng tôi về phần nấu cơm, thế là từ đó chúng tôi chỉ lo về phần thức ăn. Nhưng có ai biết được quý Thầy cùng các Phật tử của chùa Định Hương không quản khó nhọc thức trắng đêm để nấu cơm từ 12h đêm nấu đến 6h sáng ngày hôm sau và trực tiếp chở xuống quán để kịp giờ phát cơm. Mặc dù thức trắng đêm không ngũ và rất mệt nhưng với tấm lòng từ bi và hoan hỷ , gương mặt của mỗi người vẫn nở nụ cười thật tươi và rất nhiệt tình bắt tay vào việc ngay. Bên cạnh đó còn có những Phật tử và các em sinh viên không nệ hà việc khó,  thức rất sớm đến phụ lặt rau . Và đến nay hoạt động nầy vẫn duy trì và phát triển, bình quân khoảng 700 – 800 suất /lần. Không rầm rộ và quy mô như những tổ chức khác nhưng cũng đem đến một niềm vui nho nhỏ cho những người xung quanh, và đặc biệt tạo cơ hội cho mọi người cùng nhau làm việc thiện, không cần phải đóng góp nhiều và mọi giới đều có thể tham gia. Cơm chay Định Hương mong mỏi được đóng góp một phần công sức vào chương trình cuộc sống Sạch và Xanh, hầu giúp cho tất cả mọi người hiểu được lợi ích của việc ăn chay,  có thể giảm bớt bệnh tật và nuôi dưỡng được lòng từ bi. Thay mặt cho tất cả nhân viên của cơm chay Định Hương chân thành cảm ơn quý Thầy, quý Phật tử chùa Định Hương và các mạnh thường quân đã nhiệt tình đóng góp công sức và tài vật cho hoạt động cơm chay từ thiện , mong sao chúng ta mãi duy trì và phát triển để đem nhiều lợi lạc cho chúng sanh hơn.
                      TRẦN THÁNH PHƯƠNG ( DIỆU CẨM)

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Có nên đặt món chay tên mặn không?

                      CÓ NÊN ĐẶT MÓN CHAY TÊN MẶN KHÔNG?
Ngày nay ăn chay không còn là  của các vị tu sĩ hay nói riêng của một tôn giáo nào. Khoa học đã chứng minh được rất nhiều sự lợi ích từ việc ăn chay cho nên  không ít người đã chuyển chế độ ăn mặn sang hẳn ăn chay, gọi nôm na là ăn chay trường. Nhưng cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều ý kiến cũng như phản bác chuyện lấy tên  món mặn đặt tên món chay, mọi người đều cho rằng làm như vậy sẽ tác động tâm lý của người ăn chay họ sẽ phải thèm đồ mặn. Điều nầy cũng có phần đúng vì hiện nay trên thế giới đang kêu gọi mọi người hãy ăn chay để bảo vệ môi trường, nên có rất nhiều hoạt động khuyến khích  ăn chay , làm sao để mọi người giảm bớt lượng thịt cá trong bữa ăn hàng ngày, nên điều trước tiên phải làm sao cho con người quên đi thói quen là trong mâm cơm phải có thịt hoặc cá. Nhưng nói như vậy nghe thật là đơn giản, để thuyết phục người nhà mình ăn được một ngày chay quả thật khó vô cùng. Và ai cũng biết rằng mùi vị của món mặn thật hấp dẫn con người, dù biết ăn nhiều thịt cá dễ mắc bệnh nhưng vì thói quen thích ăn ngon nên họ vẫn không cưỡng lại được . Nên để có thể giúp một người có thể ăn được thức ăn chay một cách ngon như ăn mặn tôi nghĩ chúng ta không nên quá khắt khe với những danh từ đặt cho món chay. Bản thân tôi là một người kinh doanh quán cơm chay và tôi cũng là một Phật tử , hàng ngày tôi tiếp xúc với rất nhiều dạng khách, có người ăn chay vì sức khỏe, có người ăn vì tôn giáo, có người vì khấn vái điều gì đó nay được ân trên phù hộ nên ăn chay trả lễ, thậm chí có người ăn vì cảm thấy ngán thịt cá quá nên ăn chay đổi khẩu vị, và có người ăn chay vì đang có bệnh bác sĩ khuyên nên kiêng đạm động vật nên bắt buột họ phải ăn chay. Nên để thuận tiện trong việc giới thiệu món ăn tôi cũng phải sử dụng tên món mặn, như vậy họ dễ dàng hình dung đó là món gì. Vì nếu đặt tên tránh sử dụng tên mặn khách hàng sẽ hỏi món đó là món gì, ăn ra sao, tôi cũng phải giải thích ngắn gọn là  giống như món mặn thôi, chẳng hạn như món Bánh Canh Cua chay nếu đặt tên mới khách hàng cũng chẳng biết đó là món gì và cuối cùng cũng phải giải thích là món Bánh Canh Cua chay.Nên dù đứng dưới gốc độ nào mong rằng chúng ta đừng chấp vào những tên gọi đó, hãy cố gắng dùng mọi phương tiện để giúp cho mọi người có thể ăn chay, không phải ai cũng đủ duyên và kiên trì khi ăn chay, họ có thể ăn được một buổi thì cũng tốt rồi,  tôi tin chắc dần dần họ sẽ tự nhiên không còn thèm đồ mặn nữa. Riêng về việc nấu đồ chay cúng dường cho các Thầy trong chùa tôi hoàn toàn tán thành ý kiến không nên đặt tên mặn. Mong rằng sự chia sẻ nho nhỏ của tôi mọi người sẽ có cái nhìn mới về chuyện đặt tên cho món chay và rất mong mọi người cùng nhau chia sẽ những ý kiến của mình để mọi người càng hiểu thêm cũng như khuyến khích tất cả mọi người hãy giảm bớt lượng thức ăn động vật tăng cường sử dụng thức ăn từ thực vật để cuộc sống chúng ta càng ngày thêm Sạch và Xanh.
                                       Trần Thánh Phương(Diệu Cẩm)

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Thực đơn đãi tiệc(bàn đặc biệt)


                                                            THỰC ĐƠN 1



1.   KHAI VỊ (MỰC, NEM, CHẢ LỤA, HOÀNH THÁNH, CHẢ GIÒ)
2.   GỎI NGHÊU
3.   SÚP GÀ
4.   TÔM HẤP DẦU HÀO
5.   LA GU BÁNH MÌ
6.   LẨU NẤM
7.  TRÁNG MIỆNG (TRÁI CÂY)  


                                                     THỰC ĐƠN 2



1.  KHAI VỊ (NEM, NẤM ĐÙI GÀ,BÌ CUỐN,TÔM CHẢ GIÒ)
2.  GỎI MỰC THÁI LAN
3.   SÚP TAI YẾN
4.   CÁ HỒI NƯỚNG SA TẾ
5.   CƠM CHIÊN CÀ RI
6.   LẨU MẮM
7.   TRÁNG MIỆNG (RAU CÂUTRÁI CÂY)   


                                                  THỰC ĐƠN 3


1.   KHAI VỊ (NEM, CHẢ LỤA,LƯƠN CHIÊN GIÒN ,MỰC, CHẢ GIÒ)
2.   GỎI HẢI SẢN
3.   SÚP CUA NẤM LINH CHI
4.   HOA KHAI PHÚ QUÝ
5.   BÒ NẤU TIÊU
6.   LẨU THÁI
7.  TRÁNG MIỆNG (COCTAIK TRÁI CÂY)       


                                                    THỰC ĐƠN 4


1.   KHAI VỊ (NEM, HOÀNH THÁNH,CHẢ LỤA ,MỰC, CHẢ GIÒ)
2.   GỎI CHÂN GÀ
3.   SÚP MĂNG TÂY
4.   GÀ SỐT CHUA NGỌT
5.   CƠM CHIÊN NGŨ SẮC
6.   LẨU CHUA
7.   TRÁNG MIỆNG ( TRÁI CÂY)     
     

                                                    THỰC ĐƠN 5


1.   KHAI VỊ (NEM, TÔM,CHẢ LỤA ,NẤM ĐÙI GÀ ,BÌ CUỐN)
2.    GỎI NGHÊU
3.    SÚP TAI YẾN
4.    CẢI BẮC THẢO HẤP SÒ ĐIỆP
5.    BÁNH HỎI HEO QUAY
6.    LẨU GÀ LÁ GIANG
7.   TRÁNG MIỆNG (TRÁI CÂY)         


                                                     THỰC ĐƠN 6


1.   KHAI VỊ (HOÀNH THÁNH THÁI LAN, NEM, CHẢ LỤA,BÌ CUỐN,CHẢ GIÒ)
2.   GỎI NGŨ SẮC
3.   SÚP TÓC TIÊN
4.   MỰC 1 NẮNG XÀO THƠM
5.   VỊT QUAY BẮC KINH
6.  LẨU SA TẾ
7.   TRÁNG MIỆNG (RAU CÂU)       
   

                                                    THỰC ĐƠN 7


1.   KHAI VỊ (MỰC,NEM, CHẢ LỤA , NẤM ĐÙI GÀ,CHẢ GIÒ)
2.   GỎI BÒ TRỘN CẢI MẦM
3.    SÚP BẮP CUA
4.    ĐỒ NƯỚNG
5.    CÀ RI
6.   LẨU TỨ XUYÊN
7.   TRÁNG MIỆNG (RAU CÂU)


                                                     THỰC ĐƠN 8


1.   KHAI VỊ (MỰC,NEM, CHẢ LỤA , BÌ CUỐN,CHẢ GIÒ)
2.   GỎI DƯA CHUỘT
3.   SÚP MĂNGTƯƠI
4.   HOA KHAI PHÚ QUÝ
5.   CƠM CHIÊN NGŨ SẮC
6.   LẨU THẬP CẨM
7.   TRÁNG MIỆNG (COCTAIK TRÁI CÂY)       
     

                                                        THỰC ĐƠN 9


1.   KHAI VỊ (MỰC,NEM, CHẢ LỤA , BÌ CUỐN,HOÀNH THÁNH)
2.   GỎI HẢI SẢN
3.   SÚP TÓC TIÊN
4.   MỰC 1 NẮNG XÀO THƠM
5.   LA GU BÁNH MÌ
6.   LẨU NẤM
7.   TRÁNG MIỆNG (TRÁI CÂY)


                                                      THỰC ĐƠN 10


1.   KHAI VỊ (NEM, MỰC,CHẢ LỤA , BÌ CUỐN,CHẢ GIÒ)
2.   GỎI THƠM
3.    SÚP BẮP CUA
4.    CÀNG CUA SỐT MẮM ME
5.   BÒ NẤU TIÊU
6.   LẨU THÁI
7.  TRÁNG MIỆNG (TRÁI CÂY)